Châu Phi hưởng lợi từ 2 dự án tranh giành tầm ảnh hưởng toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc

Châu Phi được nhận định hưởng lợi từ sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong 2 dự án mở rộng tầm ảnh hưởng toàn cầu. 

Các chuyên gia nhận định, sáng kiến B3W "Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn" được Mỹ và nhóm G7 công bố hồi tháng Sáu có thể bổ trợ, thay vì đối đầu với sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Sáng kiến B3W của Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhóm G7 nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng phạm vi toàn cầu ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình. Trong khi đó, sáng kiến BRI được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng vào năm 2013 với mong muốn tăng cường kết nối giữa Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên tuyến đường từ châu Á sang châu Âu. BRI hướng tới 5 phương diện là chính sách, kết cấu hạ tầng, thương mại, tài chính và kết nối con người.

{keywords}
Châu Phi được hưởng lợi từ 2 dự án cạnh tranh tầm ảnh hưởng toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)

Sáng kiến B3W với khoản đầu tư 40 ngàn tỉ USD cho các nước đang phát triển bao gồm châu Phi cho tới năm 2035 được Mỹ ca ngợi là “giải pháp thay thể mang tính thân thiện, minh bạch, chất lượng cao và dựa trên các lợi ích thay cho BRI”.

Song các nhà quan sát cho rằng, mục tiêu và cách tiếp cận của hai sáng kiến B3W và BRI của Trung Quốc là hoàn toàn khác biệt.

“B3W huy động vốn đầu tư từ tư nhân, trong khi BRI lại chủ yếu là các khoản vay từ các cơ quan quốc doanh của Trung Quốc”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời ông David Shinn, Giáo sư tại Trường Đối ngoại Elliott thuộc Đại học George Washington.

Ông Shinn nói thêm, trong khi BRI tập trung vào “các cơ sở hạ tầng cứng như đường xá, đập thủy điện. B3W chú trọng tới các cơ sở hạ tầng mềm như khí hậu, y tế và an ninh, công nghệ số, bình đẳng giới. Điểm chung duy nhất của 2 sáng kiến này là lĩnh vực truyền thông. Nếu được triển khai phù hợp, cả B3W và BRI đều có nhiều chỗ để phát triển”.

Trong tuần qua, 10 dự án được B3W tài trợ đã được ký kết nhân chuyến thăm của phái đoàn Mỹ do Phó Cố vấn an ninh quốc gia Daleep Singh dẫn đầu tới Ghana và Senegal. Trước đó, phái đoàn Mỹ cũng đã tới Colombia, Ecuador và Panama hồi đầu tháng 10. Chia sẻ với Reuters, một quan chức cấp cao Mỹ cho hay trước thời điểm cuối năm nay, phái đoàn Mỹ có kế hoạch tới châu Á.

Ông W. Gyude Moore, nhà nghiên cứu chính sách cấp cao tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu, nhấn mạnh Mỹ dường như muốn đầu tư vào các dự án năng lượng và y tế ở hai nước châu Phi là Ghana và Senegal.

Cũng theo ông Moore, hiện chưa rõ sáng kiến B3W có đầu tư tiền vào các dự án đường sắt, đường bộ và cầu cảng hay không, bởi những danh mục này hiện không nằm trong mục tiêu đầu tư. Trái lại, đây lại là những hạng mục được tập trung trong BRI của Trung Quốc.

Ông Moore nhận định, đây chính là lợi ích mà chính phủ các nước châu Phi muốn nhắm tới để đa dạng nguồn hỗ trợ đầu tư tài chính. “Sự cạnh tranh giữa B3W và BRI sẽ là điều tốt”, ông Moore nói thêm.

Cụ thể, Trung Quốc đang tập trung đầu tư cho hạ tầng cơ sở cứng ở châu Phi như xây dựng các đập thủy điện và đường sắt. Nhưng đây lại là lĩnh vực mà các công ty Mỹ và châu Âu vẫn do dự đầu tư tiền, bởi họ khó có thể lấy lại được vốn đã bỏ ra.

Trong tuyên bố hôm 9/11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận xuất hiện sự cạnh tranh giữa B3W và BRI.

“Còn nhiều chỗ để đẩy mạnh hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu và các sáng kiến không cần phải đối đầu hay thay thế cho nhau”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nhấn mạnh.

Sự khác biệt giữa B3W và BRI

Mô hình đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn như cầu cảng và đập thủy điện giữa hai sáng kiến B3W và BRI được nhận định là hoàn toàn khác nhau. Chuyện xây dựng một con đường ở Kenya là minh chứng. 

Trước khi Tổng thống Donald Trump rời khỏi Nhà Trắng hồi tháng Một, Mỹ có tham vọng xây một con đường cao tốc dài 473 km nối thủ đô Nairobi với thành phố cảng Mombasa ở Kenya. Dự án này được kỳ vọng đi vào triển khai song hành với Đường sắt Standard Gauge trị giá 3,2 tỉ USD được đầu tư vốn và xây dựng theo sáng kiến BRI của Trung Quốc.

Khi Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta tới thăm Nhà Trắng vào năm 2018, ông Trump đã ra tuyên bố chung hoan nghênh công ty xây dựng và kỹ thuật Mỹ Bechtel Corporation xây “con đường cao tốc hiện đại nối Nairobi với Mombasa”.

Nhưng công ty Bechtel và chính phủ Kenya lại nảy sinh bất đồng về vấn đề tài chính. Theo đó, Bechtel từ chối đề xuất của chính phủ Kenya về việc công ty Mỹ có thể thu hồi vốn thông qua các trạm thu phí cầu đường. Thay vào đó, Bechtel lại muốn chính phủ Kenya trực tiếp đầu tư vốn cho dự án xây dựng đường cao tốc.

Điều này trái với cách làm của BRI. Tại Kenya, Tập đoàn Cầu Đường Trung Quốc (CRBC) đang cho xây dựng tuyến đường cao tốc kéo dài 27,1 km có trị giá 668 triệu USD nối sân bay chính với Nairobi. CRBC sẽ thu hồi vốn đầu tư từ số tiền thu phí cầu đường kéo dài 27 năm ở Kenya.

Ông Tim Zajontz, nhà nghiên cứu ở Đại học Stellenbosch tại Nam Phi, cho hay các công ty Trung Quốc “cạnh tranh giá cả vô cùng khốc liệt” khi tham gia vào những dự án cơ sở hạ tầng và lĩnh vực xây dựng ở châu Phi, do chi phi huy động vốn thấp hơn và đầu tư dài hạn hơn.

“Việc cạnh tranh giá với các công ty Trung Quốc sẽ là thách thức lớn đối với các công ty phương Tây”, ông Zajontz nói.

Ông Benjamin Barton, Phó Giáo sư tại Đại học Nottingham, cho rằng điều mà sáng kiến B3W nhắm tới là cho triển khai các dự án cơ sở hạ tầng thân thiện hơn với môi trường để đáp ứng được mục tiêu chống biến đối khí hậu toàn cầu.

Cho tới nay, khoản đầu tư 4,7 tỉ USD cho cơ sở khí thiên nhiên hóa lỏng LNG nằm trên bán đảo Afungi của Mozambique hiện là dự án cho vay trực tiếp có quy mô lớn nhất trong lịch sử của Ngân hàng Xuất – Nhập khẩu Mỹ (Exim) ở vùng Hạ Sahara châu Phi.

Ông Moritz Weigel, Giám đốc kiêm người sáng lập công ty cố vấn Trung Quốc - châu Phi đặt trụ sở tại Đức, cũng cho rằng cả B3W và BRI còn nhiều chỗ để triển khai ở châu Phi.

“Theo lý thuyết, các nước châu Phi sẽ tận dụng hai sáng kiến này để bổ sung cho nhau. Nếu xảy ra cạnh tranh, quyết định sẽ được đưa ra dựa theo từng trường hợp, từng dự án, cũng như sau khi xem xét lợi ích kinh tế xã hội và môi trường”, ông Weigel kết luận.

Trung Quốc muốn gì khi đóng loạt mô hình tàu sân bay, chiến hạm và tiêm kích của Mỹ?

Trung Quốc muốn gì khi đóng loạt mô hình tàu sân bay, chiến hạm và tiêm kích của Mỹ?

Trung Quốc muốn chứng minh năng lực tấn công của dàn vũ khí khi cho đóng loạt mô hình tàu sân bay, chiến hạm và tiêm kích của Mỹ ở trường bắn. 

Minh Thu (lược dịch)

Chuyện tình cổ tích của Thái tử Na Uy và cô bồi bàn đã có con riêng

Vợ chồng Thái tử Na Uy Haakon Magnus sắp kỷ niệm 22 năm ngày cưới, nhưng chuyện tình của họ vẫn được dư luận ngưỡng mộ và ngợi ca là cổ tích giữa đời thường.

Lở đất ở Trung Quốc, 19 người thiệt mạng

Tổng cộng, có 19 người đã thiệt mạng sau một trận lở đất xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc rạng sáng 4/6.

Sống ở Mỹ 42 năm, người đàn ông mới biết mình bị đánh cắp từ nhỏ

Sau 42 năm sống ở Mỹ, người đàn ông mới biết chuyện bản thân bị những kẻ bất lương đánh cắp khỏi mẹ ruột ở Chile để cho đi làm con nuôi.

Tài xế mang bầu cứu 37 học sinh trước khi xe buýt cháy thành than

MỸ - Một tài xế xe buýt trường học đang mang bầu 8 tháng ở bang Wisconsin đã được ca ngợi là người hùng vì cứu toàn bộ học sinh trước khi chiếc xe chìm trong biển lửa.

Giám đốc CIA có thể đã bí mật thăm Trung Quốc

Quan chức Mỹ tiết lộ Giám đốc CIA Bill Burns tháng trước bí mật thăm Trung Quốc.

Cuộc sống tại Ny-Ålesund, trạm nghiên cứu ở tận cùng thế giới

Ny-Ålesund là trạm nghiên cứu nằm gần Bắc Cực. Các nhà khoa học làm việc tại đây phải đối mặt với nhiệt độ -37,2 độ C và cả gấu Bắc Cực.

Nhà khoa học trẻ ra 10 tuổi sau 93 ngày sống dưới đáy biển

MỸ - Nhà nghiên cứu khoa học Joseph Dituri cho biết, việc ở dưới nước 93 ngày khiến ông trẻ ra 10 tuổi, tăng tuổi thọ 20%.

Ông Biden ký duyệt dự luật nâng trần nợ công, ngăn nước Mỹ vỡ nợ

Tổng thống Joe Biden đã ký duyệt dự luật đình chỉ trần nợ công ở mức 31.400 tỷ USD, ngăn chặn nguy cơ nước Mỹ vỡ nợ.

Nga đặt ưu tiên đối phó áp lực từ phương Tây

Nga đang tập trung đối phó trước những nỗ lực nhằm châm ngòi một cuộc khủng hoảng kinh tế ở quốc gia này.

Nguyên nhân thảm họa đâm tàu ở Ấn Độ làm ít nhất 280 người chết

Số người thiệt mạng trong thảm họa đường sắt chết chóc nhất trong gần 20 năm ở Ấn Độ đã tăng lên, ít nhất 280 người chết và 900 người khác bị thương.

Đang cập nhật dữ liệu !