Châu Âu sẽ ra sao nếu Anh xảy ra rò rỉ phóng xạ quy mô lớn?

Căn cứ hạt nhân của Anh thường xuyên xảy ra sự cố, tuy nhiên Chính phủ Anh đã không công bố, làm cả thế giới quan ngại về một vụ rò rỉ phóng xạ quy mô lớn.

Theo báo cáo của truyền thông Anh, trong năm 2019 Viện nghiên cứu vũ khí hạt nhân chịu trách nhiệm thiết kế và sản xuất tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident cho Hải quân Hoàng gia Anh đã xảy ra 10 vụ mất an ninh hạt nhân, trung bình cứ 5 tuần xảy ra một vụ. Khả năng xảy ra sự cố thường xuyên như vậy không chỉ làm dấy lên mối lo ngại lớn từ mọi tầng lớp ở Anh, mà cũng làm cả thế giới quan ngại.

{keywords}
Một vụ thử tên lửa đạo đạo phóng từ tàu ngầm Trident. Nguồn: people.com.cn.

Theo báo The Sun của Anh, trong một báo cáo đánh giá có tên "Sự cố bất thường có thể thách thức các hệ thống an toàn hạt nhân" cho thấy, cơ sở sản xuất vũ khí hạt nhân ở Aldermaston, Berkshire, Anh tồn tại lỗ hổng bảo mật. Trong năm 2019, nhiều sự cố đã xảy ra trong cơ sở hạt nhân này, như rò rỉ nước làm mát, ống chân không kết nối không chính xác... Quan chức Anh không công bố chi tiết các sự cố với lý do "an ninh quốc gia".

Theo phân tích của các chuyên gia, có 2 nguyên nhân giải thích tại sao căn cứ này thường xuyên xảy ra sự cố an ninh. Thứ nhất, thiết bị sản xuất vũ khí hạt nhân đã bị “lão hóa” nghiêm trọng, cần khẩn trương thay thế và nâng cấp. Được biết, chính phủ Anh đã phê duyệt dự án nâng cấp cơ sở có liên quan vào năm 2011, tuy nhiên vì nhiều lý do mà cho đến nay dự án vẫn chưa được thực hiện.

Chi phí nâng cấp ban đầu dự tính là 734 triệu bảng đến nay đã tăng mạnh lên 1,8 tỉ bảng. Trước tình hình kinh tế trì trệ hiện nay ở Anh và các tranh chấp hiện có về việc phân bổ kinh phí của Lục quân, Hải quân và Không quân, việc thay thế các thiết bị sản xuất vũ khí hạt nhân không biết đến bao giờ mới có thể thực hiện. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tần suất xảy ra sự cố sẽ ngày càng tăng cao.

Thứ hai, so với ngành tài chính, lĩnh vực sản xuất chiếm tỷ lệ GDP tương đối thấp, điều này gián tiếp dẫn đến việc thiếu các kỹ thuật viên lành nghề hiểu công nghệ và có kỷ luật. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra sự cố an ninh thường xuyên.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Anh bị lộ về sự cố an ninh hạt nhân. Trong một thời gian dài, Vương quốc Anh có thể nói là liên tục gặp sự cố trong lĩnh vực an ninh hạt nhân. Những nguy hiểm tiềm ẩn của nó diễn ra trong toàn bộ quá trình sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, giám sát và triển khai thực tế. Theo thống kê của truyền thông Anh, trong 65 năm qua, đã có 110 sự cố an ninh hạt nhân lớn ở Anh, nhưng chỉ có 27 sự cố được chính phủ công khai thừa nhận.

{keywords}
Nguy cơ về một vụ rò rỉ phóng xạ quy mô lớn đang đe dọa nước Anh và toàn bộ châu Âu. Nguồn: people.com.cn.

Năm 1987, một chiếc xe tải chở đầu đạn hạt nhân đã bị lật ở Wiltshire, gần như khiến chất phóng xạ bị rò rỉ. Đầu năm 2009, tàu ngầm hạt nhân chiến lược HMS Vanguard của Anh đã va chạm với Tàu ngầm Le Triomphant của Pháp ở Đại Tây Dương, dẫn đến thiệt hại cho cấu trúc bên ngoài của cả hai tàu.

Sự cố gây sốc và đáng sợ nhất là vụ việc “phóng nhầm” xảy ra vào năm 2016, khi một tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Vanguard của Anh thử tên lửa ở bờ biển Florida và đã “phóng nhầm” tên lửa Trident vào lãnh thổ Mỹ, thay vì tấn công mục tiêu ở bờ biển phía tây châu Phi. Sau đó, mối quan hệ giữa Mỹ và Anh đã bị ảnh hưởng rất nhiều.

Theo các nguồn tin quốc phòng của Anh, hệ thống vũ khí hạt nhân của Anh cũng phải đối mặt với các mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh phi truyền thống như khủng bố và tấn công mạng.

Mặc dù Bộ Quốc phòng Anh đặc biệt quan tâm đến việc bảo đảm an ninh hạt nhân trong các căn cứ quân sự của mình và yêu cầu các nhà cung cấp tuân thủ các yêu cầu pháp lý khác nhau, tuy nhiên, do nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, vấn đề an ninh vũ khí hạt nhân của Anh vẫn khó cải thiện trong ngắn hạn.

Một mặt, “trò chơi” dài hạn giữa chính quyền địa phương Scotland và chính quyền trung ương Anh xung quanh việc triển khai lực lượng hạt nhân gây khó khăn cho việc cung cấp môi trường an ninh hạt nhân tốt. Căn cứ Faslane ở Scotland là bến đỗ tàu ngầm hạt nhân chiến lược duy nhất ở Anh. Trong khi đó, người dân Scotland ủng hộ việc phi hạt nhân hóa và luôn yêu cầu chính phủ Anh đóng cửa căn cứ. Một số nhà phân tích tin rằng, một khi Scotland độc lập, tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Anh có thể sẽ rơi vào tình huống "vô gia cư", vấn đề an ninh hạt nhân thậm chí còn tồi tệ hơn.

Mặt khác, mối quan hệ đặc thù giữa Anh và Mỹ đã khiến Anh phải tự mình làm mới lực lượng hạt nhân. Sau khi Vương quốc Anh và Mỹ ký Thỏa thuận quốc phòng chung năm 1958, Anh đã từ bỏ kế hoạch phát triển tên lửa của riêng mình vào năm 1963 và thay vào đó là mua tên lửa của Mỹ. Điều này không những làm thay đổi hướng nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân của Anh mà còn làm yếu đi tính độc lập tự chủ trong chính sách hạt nhân của nước này.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !