Châu Âu gặp ‘vận rủi’ trong cuộc chiến năng lượng với Nga
Tạp chí The Economist của Anh mới đây cho rằng châu Âu đang gặp vận rủi trong cuộc chiến năng lượng với Nga.
Theo đó, châu Âu sẽ không có 2,5% nguồn cung cấp nhiên liệu xanh trong thời gian tới. Nguyên nhân là do vào ngày 8/6, vụ hỏa hoạn khiến một nhà máy hóa lỏng khí ở Texas Freeport đã phải đóng cửa. Ngoài ra, tập đoàn Gazprom của Nga cũng thông báo giảm vận chuyển khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1) xuống 40% công suất. Kết quả là châu Âu mất thêm 7,5% nguồn cung.
Do đó, hôm 28/6, lãnh đạo các nước Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) hứa sẽ tìm kiếm cơ hội để hạn chế giá dầu và chi phí khí đốt của Nga. Theo Economist, cư dân của châu Âu đang được chuẩn bị cho “những hậu quả đau đớn”.
Châu Âu gặp ‘vận rủi’ trong cuộc chiến năng lượng với Nga. (Ảnh: Unsplash) |
Theo các chuyên gia, có rất ít nguồn khác. Các cơ sở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đang hoạt động hết công suất. Rất khó đạt được việc giao hàng bằng đường ống từ Algeria, Azerbaijan hoặc Na Uy. Việc khởi động lại mỏ khí Groningen của Hà Lan - từng cung cấp nhiều như Nord Stream 1 nhưng đã bị đóng cửa sau khi gây ra động đất là một khó khăn về mặt chính trị.
Do đó, theo ước tính của công ty tư vấn Rystad Energy, do nhà báo của The Economist tham khảo, vào cuối tháng 10, các kho chứa khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) sẽ được lấp đầy 2/3.
Bên cạnh đó, tác giả của bài báo lo ngại rằng đường ống Nord Stream 1, dự kiến được bảo dưỡng thường xuyên vào tháng 7 sẽ không hoạt động trở lại sau khi kết thúc bảo trì. Nếu như vậy, châu Âu có thể bước vào mùa đông với chỉ 60% kho dự trữ.
Trước đó, lãnh đạo đảng đối lập lớn nhất của Đức, Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), Friedrich Merz, cho rằng tình trạng thiếu khí đốt ở châu Âu có thể dẫn đến một “cuộc chiến về phân phối khí đốt” giữa các quốc gia.
Giá khí đốt ở Hà Lan - được coi là tiêu chuẩn của châu Âu gần đây đã tăng gấp 8 lần so với mức thông thường. Giá điện tương lai (giao năm 2023) cũng tăng cao gấp 6 lần so với mức bình quân 5 năm ở Đức, thị trường lớn nhất châu Âu.
“Thị trường không thể tự cân bằng cho đến năm 2024. Tới lúc đó, mọi thứ sẽ vẫn còn căng thẳng”, ông Gergely Molnar, nhà phân tích năng lượng tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định.
Giá cả leo thang không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng, mà còn tác động đến hàng loạt ngành công nghiệp như luyện thép, kim loại, xi măng hay hóa chất, buộc chính phủ phải vào cuộc. Trước mắt, châu Âu đã đề nghị mở rộng, bổ sung dự trữ năng lượng.
Thanh Bình (lược dịch)
Nhiều người Mỹ ‘tức giận’ trước hành động khó hiểu của Phó tổng thống
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris mới đây đã bị chỉ trích sau khi bà “cười nhạo cuộc thảo luận về giá xăng dầu”.
Tỷ lệ mắc Covid-19 trên thế giới lần đầu tiên tăng sau 6 tháng
Theo tính toán của TASS, số trường hợp được xác nhận mắc Covid-19 trên thế giới trong tháng 6 đã tăng 17,3 triệu người, nhiều hơn khoảng 15% so với tháng 5. Tỷ lệ mắc bệnh đã tăng lên lần đầu tiên kể từ tháng 1 năm nay.