Chấp nhận xì xào, tôi bán ô tô "xuống đời" xe máy khi giá xăng tăng kỷ lục

Chuyển từ ô tô về lại xe máy là chuyện chẳng dễ chịu chút nào, không phải vì phương tiện mình đi thay đổi, mà bởi tâm lý của bản thân và cách những người xung quanh nhìn mình.

Đến nay, tôi đã bán chiếc ô tô mà hai vợ chồng hết sức yêu quý được 2 tháng. Đây là quyết định vô cùng khó khăn, khó gấp hàng chục lần so với quyết định mua xe mà chúng tôi đưa ra cách đây tròn một năm. Khi dần trở lại bình thường, tôi muốn chia sẻ câu chuyện của mình để biết đâu đó có người cùng hoàn cảnh.

Tháng 4/2021, gia đình tôi tích lũy được 350 triệu đồng và đã có một căn chung cư nên tính đến chuyện mua ô tô. Lấy bằng lái đã lâu, cộng thêm việc xung quanh bạn bè sắm xe ngày càng nhiều, tôi cũng rất hí hửng với chuyện này. Vợ tôi thì không ủng hộ nhưng cũng không hoàn toàn phản đối, với lý do gia đình sắp có em bé nên sẽ cần nhiều khoản chi tiêu.

Tôi thì nghĩ đơn giản và muốn bằng bạn bằng bè nên đã chốt lấy chiếc sedan hạng B của thương hiệu Hàn Quốc. Tính cả chi phí lăn bánh, ra biển số và lắp thêm một vài món phụ kiện nữa là tròn 500 triệu đồng, vay ngân hàng 150 triệu đồng với ý định trả cả gốc và lãi trong 1-1,5 năm tới.

Chấp nhận xì xào, tôi bán ô tô xuống đời xe máy khi giá xăng tăng kỷ lục - 1

Bán ô tô, trở lại với xe máy là quyết định không dễ với nhiều người (Ảnh minh họa: Investopedia).

Phải nói rằng cảm giác sở hữu chiếc ô tô rất tuyệt. Tôi thấy tự tin hơn trong mắt bạn bè, đồng nghiệp, mỗi lần về quê cũng thấy được sự tự hào trong mắt bố mẹ hai bên cũng như anh em, hàng xóm. Đương nhiên, hai vợ chồng cũng rất hạnh phúc vì có chiếc xe để đưa đón nhau, nhất là khi bụng vợ tôi ngày càng to. 

Giữa năm 2021, vợ tôi sinh con gái đầu lòng và đương nhiên những khoản chi tiêu trong nhà ngày càng nhiều lên. Tuy nhiên lúc này, tôi vẫn sống trong "màu hồng" của việc có ô tô bởi mức độ đi lại vừa phải, giá xăng rất "dễ thở", đồng thời cháu nhỏ đã có ông bà nội ngoại thay nhau lên Hà Nội chăm.

Nhưng càng về sau, áp lực đè lên vai càng nhiều. Lương vợ tôi tính theo sản phẩm, chỉ đóng bảo hiểm theo mức tối thiểu nên khi nghỉ sinh là gần như mất thu nhập. Cộng thêm dịch bệnh Covid-19 cũng ngày càng phức tạp những tháng sau đó, khiến tiền kiếm được giảm sút. Trong khi đó, nuôi con càng tốn và còn phải "nuôi" thêm chiếc ô tô.

Hồi mới mua xe, xăng còn thấp nên tốn kém ở mức vừa phải. Sau đó giá xăng liên tục lập đỉnh lên 25.000 - 26.000 đồng mỗi lít nên chỉ tính riêng khoản này mỗi tháng đã hơn 2 triệu. Gửi xe dưới hầm chung cư tòa nhà hết 1,5 triệu mỗi tháng, thêm bằng ấy nữa để gửi ở cơ quan. Cộng cả bảo trì, bảo dưỡng là "hết toi" 5 triệu cho ô tô.

Nuôi con 5 triệu, "nuôi xe" 5 triệu, trả gốc và lãi hằng tháng 7-7,5 triệu đồng (theo gói vay 24 tháng, dư nợ giảm dần), chi phí sinh hoạt khác trong nhà khoảng 9-10 triệu. Gánh nặng tài chính lên tôi ngày càng lớn, nhất là khi thu nhập không thể cải thiện theo kịp mức tăng của các vật giá và chi phí sinh hoạt.

Thấy tình hình không ổn, tôi chuyển dần sang đi xe máy, đỡ được tiền xăng và tiền gửi xe ở công ty. Tuy nhiên vẫn mất tiền gửi xe ở nhà và phải trả gốc và lãi ngân hàng. Tính ra ngay cả khi "đắp chiếu" ô tô thì vẫn "bay" 2-3 triệu mỗi tháng. Nhưng lúc ấy tôi chưa đủ can đảm để nghĩ đến chuyện bán xe khi mới mua chưa đầy một năm. Bạn bè, đồng nghiệp, bố mẹ, hàng xóm ở quê sẽ nghĩ sao?

Tôi stress một thời gian dài vì suy nghĩ, áp lực kinh tế nhưng rồi cũng tâm sự với vợ. Sau đó chúng tôi đi đến quyết định bán ô tô, chấp nhận lỗ một khoản và cố gắng gạt những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu. Trước đó, vợ chồng cũng nói qua với bố mẹ hai bên, chỉ là kể chuyện thôi vì chúng tôi đã thống nhất với nhau rồi.

Thấy tôi đi xe máy, bạn bè và đồng nghiệp cũng hỏi han. Lúc đầu tôi tránh nhưng sau thì nói thẳng luôn là bán ô tô rồi. Về quê cũng vậy, tôi cũng bảo là cần tiền làm ăn nên bán xe, mỗi khi bắt ô tô khách về bên nội, bên ngoại. Bên tai có lẽ là những tiếng xì xào, lấy xe máy gặp đồng nghiệp tôi có phần tự ti nên luôn cố gắng tránh.

Nhưng khi về nhà, nhìn thấy vợ cùng con khôn lớn mỗi ngày, tôi dần bỏ cái suy nghĩ tiêu cực đó. Tôi nhận thấy trở lại đi xe máy cũng chẳng có vấn đề gì, quan trọng là con tôi có thể được mua sắm các món đồ tốt, vợ không còn phải sốt sắng đi làm sớm trở lại để kiếm tiền, mỗi tháng không còn phải nhận tin nhắn báo trả lãi…

Ô tô là một phương tiện mà các gia đình nên hướng tới, điều này tôi luôn đồng tình. Nhưng khi đã trải nghiệm, tôi nghĩ rằng chỉ nên sở hữu nó khi phù hợp, cả về điều kiện sử dụng lẫn khả năng tài chính. Việc mình đi xe gì chỉ là một phần trong mắt mọi người nên cũng chẳng sao nếu hôm qua ta đi ô tô, nay ta lại quay về xe máy.

Có lẽ chẳng có tiếng xì xào nào bên tai mà nếu có thì âm thanh ấy chủ yếu do mình tưởng tượng ra. Chỉ cần nghĩ rằng xe cộ cũng chỉ là phương tiện, miễn sao nó phục vụ tốt cho mình, giúp gia đình mình an toàn và hạnh phúc hơn, bởi khi đó mọi tiếng xì xào sẽ biến mất.

Mua nhà ở tuổi 30: Đừng để những khoản nợ ngập đầu trong khi bữa ăn còn chưa đủ dinh dưỡng

Mua nhà ở tuổi 30: Đừng để những khoản nợ ngập đầu trong khi bữa ăn còn chưa đủ dinh dưỡng

Bạn bè, người thân, hàng xóm tôi đều giục 30 tuổi phải có nhà để yên bề gia thất.

Theo Dân trí

Người dân bức xúc bị ép mua bảo hiểm khi vay tiền, NHNN lên tiếng

Tại buổi họp báo quý 1/2023 của NHNN diễn ra chiều 31/3, ông Lê Quang Huy – Phó Chánh Thanh tra cơ quan Thanh tra giám sát, NHNN – đã chia sẻ về những vụ việc ngân hàng ép khách mua bảo hiểm nhân thọ gần đây.

Lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng về mức tối đa 5,5%

Lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng trước đây được NHNN quy định tối đa 6%/năm, nhưng theo quyết định mới nhất của NHNN đưa ra hôm nay thì mức cao nhất chỉ còn 5,5%/năm.

Bán bảo hiểm qua ngân hàng: Đã phát hiện sai phạm, sẽ sớm công bố

Bộ Tài chính đã phát hiện một số sai phạm và đang hoàn tất kết luận thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng.

Phó Thống đốc: Sẽ có một đợt giảm lãi suất tiếp theo

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực NHNN, khẳng định sẽ có một đợt giảm lãi suất tiếp theo, đồng thời sẽ giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp.

Ngân hàng 'xé rào' cam kết, tăng phí dịch vụ SMS banking có nơi gấp 7 lần

Từng đồng thuận thu phí SMS banking 11.000 đồng/tháng không giới hạn tin nhắn, nhưng nhiều ngân hàng đã xé rào tăng mức phí này lên nhiều lần. Thậm chí, có nhà băng thu tới 75.000 đồng/tháng phí SMS với khách nhận nhiều tin nhắn.

Giữa sóng hạ lãi suất, một ngân hàng bật tăng lãi suất huy động

So với tuần trước, đã có thêm một loạt ngân hàng giảm lãi suất huy động online. Trong khi các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục hạ lãi suất huy động, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) bất ngờ tăng lãi suất huy động trở lại.

Nóng dự thảo ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp: Ai được lợi?

Thị trường đang rất nóng về câu chuyện dự thảo sửa quy định mua bán trái phiếu doanh nghiệp tại ngân hàng giữa lúc các doanh nghiệp bất động sản còn rất khó khăn về thanh khoản. Vậy những điểm sửa đổi trong dự thảo ra sao và ai được lợi?

Nóng dự thảo ngân hàng mua trái phiếu: Cổ phiếu bất động sản ngập ngừng tăng giá

Nhóm cổ phiếu bất động sản và ngân hàng ngập ngừng tăng giá trong bối cảnh thị trường đón nhận thông tin nóng bỏng về dự thảo sửa đổi quy định mua bán trái phiếu doanh nghiệp đối với các ngân hàng.

Thị trường trái phiếu đang dần ấm lại

Gần 3 tuần sau khi hành lang pháp lý mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ban hành, thị trường đang dần ấm lại. Đây là bài học rất đáng giá trong thiết kế chính sách và ứng xử với thị trường.

Hoạt động tiết kiệm Bưu điện vẫn diễn ra bình thường

LienVietPostBank và Vietnam Post khẳng định, dịch vụ tiết kiệm Bưu điện vẫn đang được cung cấp bình thường, đảm bảo quyền lợi khách hàng.