Chàng trai người Mông khởi nghiệp trồng mận Tả Van kết hợp nuôi giống lợn hiếm đắt đỏ
Hàng ngày anh Thào Xeo Xà chăm chút từng gốc mận như những người bạn tri kỷ, năm 2019 mà dù mất mùa, hơn 200 cây trồng đã cho thu nhập đạt 40 triệu đồng; vụ năm 2020 thu được gần 80 triệu đồng, thương lái đến mua tại vườn.
Tốt nghiệp Đại học năm 2013, Thào Seo Xà (sinh năm 1989 ở thôn Hoàng Trù Váng, xã Lùng, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) không những nhiệt tình tham gia công tác đoàn mà còn tăng gia sản xuất phát triển kinh tế cho gia đình.
Nhận thấy ở địa phương có loại mận Tả Van được người dân nơi đây trồng từ bao đời, quả ngọt mà lại được du khách thập phương yêu thích, tuy nhiên với tập quán canh tác chủ yếu dựa vào nương ngô và trồng lúa, đa phần nhân dân trên địa bàn mỗi hộ chỉ trồng từ 1 đến 10 gốc mận chủ yếu để phục vụ gia đình và cành mận được dùng vào rào chắn vườn để gia súc không phá hoại mùa màng.
Với nhiệt huyết và sự nhạy bén vềcơ hội phát triển lớn của loại cây ăn quả này, anh đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp kém hiệu quả của gia đình sang trồng hơn 250 gốc mận Tả Van. Đồng thời dốc thời gian, tâm trí của mình áp dụng kỹ thuật vào chăm sóc đồi mận của gia đình.
Anh Xà cho biết: “Do đặc thù địa phương chủ yếu địa hình dốc, đất bạc màu cằn cỗi, nên anh đã dùng nhiều phân chuồng để cải tạo đất, đào hố sâu và tạo mặt bằng tương đối ở từng hốc để đất mùn cùng phân ủ bón đỡ bị rửa trôi. Khi cây cao chừng1 m anh đã tập trung cắt tỉa cây mận nhằm thiết lập không gian thông thoáng giúp cây nhận được nhiều ánh sáng mặt trời, khiến quả to hơn, mẫu mã đẹp hơn và hương vị thơm ngon hơn.
Nhờ vậy, gần 250 gốc mận của gia đình đã lên xanh tốtphủ xanh 01 ha đồi đất, bạc màu mà trước đây trồng ngô kém hiệu quả đã bỏ hoang hóa.
Vườn mận của gia đình anh Thào Seo Xà khi vào mùa hoa mận
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và hàng ngày chăm chút từng gốc mận như những người bạn tri kỷ, năm 2019 mà dù mất mùa, hơn 200 cây trồng đã cho thu nhập đạt 40 triệu đồng; vụ năm 2020 thu được gần 80 triệu đồng, thương lái đến mua tại vườn.
Với phương thức chăm bón dựa vào phân chuồng ủ hoai mục, tỉa bớt tạo khoảng trống cho cây trồng, tỉa quả ngay từ khi còn nhỏ do vậy, chất lượng mận của gia đình anh ngon, giòn, ngọt có hương thơm vị đậm rất đặc trưng được thị trường và khách hàng ưa chuộng.
Anh Thào Seo Xà cho biết thêm: “Để sản phẩm của gia đình vươn ra thị trường, tạo dưng thương hiệu anh đã chủ động giới thiệu sản phẩm, quảng báo sản phẩm lên các trang mạng xã hội; tìm kiếm đầu ra đảm bảo cho sản phẩm, tập trung vào các thị trường lớn như thành phố Lào Cai, Hà Nội. Bên cạnh vườn mận gia đình anh còn đầu tư phát triển chăm nuôi lợn đen để lấy phân bón cho cây mận đồng thời tăng thêm thu nhập cho gia đình”.
Nhờ chủ động nghiên cứu, tìm tòi kỹ thuật trồng trọt, mô hình trồng mận của anh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống gia đình. Đặc biệt mô hình của anh đã đạt giải vàng trong cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh” năm 2021 của Hội liên hiệp thanh niên tỉnh Lào Cai.
Anh Thào Seo Xà bên vườn mận Tả Van của gia đình
Anh Lý Seo Thồng, Bí thư huyện đoàn huyện Bắc Hà cho biết: “Với hiệu quả thực tế từ mô hình trồng mận Tả Van, anh Thào Seo Xà đã được Hội liên Hiệp thanh niên huyện Bắc Hà lựa chọn thanh gia cuộc thi "Thách thức sáng kiến kinh doanh” năm2021. Đây là chương trình được tổ chức AEA, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Lào Cai và tỉnh Hòa Bình tổ chức, nhằm tăng cường tiếp cận các cơ hội sinh kế cho thanh niên dân tộc thiểu số với số. Với ý tưởng “Trồng mận Tả Van kết hợp chăn nuôi lợn đen và hệ thống tưới nhỏ giọt’’ mô hình của anh đã đạt giải Vàng tại cuộc thi.
Là một xã có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, diện tích đất khô khằn, nhiều diện tích để hoang hóa, việc phát triển mô hình kinh tế dựa vào thế mạnh của địa phương như mô hình trồng mận Tả Van, kết hợp chăn nuôi lợn đen của anh Thào Seo Xà đã thật sự mở ra hướng mới trong việc phát triển kinh tế tại địa phương, đây là 1 trong những mô hình đã được bà con nhân dân, các bạn trẻ cùng trang lứa và nhiều đoàn khách từ các địa phương đến thăm quan, chia sẻ và học tập kinh nghiệm.
Kiến trúc sư trẻ bỏ Sài thành về quê nuôi tôm rừng, tạo việc làm cho hàng chục người
Năm 2016 chàng kiến trúc sư trẻ Phạm Xuân Thành (sinh năm 1991) quyết định bỏ công việc ở thành phố về quê khởi nghiệp với một nghề mới chẳng liên quan đến những gì anh đã được đào tạo.
Theo www.laocai.gov.vn