Chặn hàng lậu, hàng giả từ biên giới để bảo vệ người tiêu dùng

Để ngăn chặn hàng lậu, hàng giả từ biên giới tràn vào sâu trong nội địa, ảnh hưởng đến thị trường và doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng, lực lượng BĐBP tổ chức ngăn chặn ngay từ biên giới...

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (Ban Chỉ đạo 389), 10 tháng năm 2022, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý 12.275 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; 82.678 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; 1.866 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ; khởi tố 380 vụ, 472 đối tượng; thu nộp ngân sách nhà nước 7.666 tỷ đồng.

Cuối năm là thời điểm hoạt động buôn lậu pháo nổ diễn ra ầm rộ.

Ban Chỉ đạo 389 đánh giá, mặc dù số vụ buôn lậu qua biên giới đến nay giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên, hàng lậu, hàng giả ở trong nước vẫn diễn ra rất phức tạp.

Theo đó, hàng giả xuất hiện tràn lan không chỉ trên thị trường mà còn xuất hiện nhiều trên các trang mạng mua bán, thậm chí cả trên những sàn thương mại điện tử có tên tuổi, lẫn các điểm bán phân tán trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Zalo....

Hàng giả, hàng lậu xuất hiện tràn lan trên thị trường không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, mà còn gây thất thu lớn ngân sách Nhà nước, nếu không được kiểm soát, không đảm bảo tiêu chuẩn sẽ gây tổn hại lớn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Những chiếc tàu chở dầu trái phép trên tuyến biển phía Nam được BĐBP kịp thời bắt giữ.

Báo cáo mới đây của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho thấy, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn đang diễn biến phức tạp trên các tuyến biên giới, vùng biển. Các mặt hàng buôn lậu chủ yếu là hàng thiết yếu, vật tư nông nghiệp, vật tư y tế, mỹ phẩm, may mặc, vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử, rượu, bia, sữa, đường cát, thuốc lá, bánh kẹo...

Báo cáo của lực lượng BĐBP cho thấy, các mặt hàng xuất nhập lậu chủ yếu là hàng tạp hóa, pháo, dược liệu, hàng đông lạnh, lâm sản, mỹ phẩm, rượu bia, đường, pháo, kim loại quý, ngoại tệ, điện tử, điện lạnh, thuốc lá,...

Ngoài pháo nổ, thuốc lá cũng là mặt hàng được vận chuyển qua biên giới khá nhiều, nhất là ở các tỉnh phía Nam.

Năm 2022, BĐDBP đã bắt giữ 24 vụ/36 đối tượng liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tạm giữ nhiều loại hàng hoá có giá trị và khối lượng lớn như: 12,5 tấn đường, 24.350 bao thuốc lá, 183,534 m3 gỗ, 328kg pháo, 37.017 lít dầu, 4,455 tấn phế liệu, 1.925 ĐTDĐ, 04 Container hàng gian lận thương mại và nhiều tang vật khác...

Để chống lại tình trạng này, các lực lượng chức năng trong có có BĐBP đã triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Theo đó, các lực lượng tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, chủ động phòng ngừa, quyết liệt đấu tranh trấn áp tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ngay từ biên giới, cửa khẩu, vùng biển, góp phần ổn định giá cả, thị trường trong dịp cuối năm.

 Bộ Tư lệnh BĐBP đã xây dựng kế hoạch 4838/KH-BĐBP về triển khai đợt cao điểm phòng, chống tội phạm phòng, chống tội phạm chống mua bán người, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

BĐBP liên tục bắt giữ nhiều vụ vận chuyển dầu trái phép.

Theo đó, lực lượng chức năng của BĐBP sẽ tăng cường lực lượng, phương tiện, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng chủ động phòng ngừa, quyết liệt đấu tranh trấn áp tội phạm nhằm kiềm chế làm giảm tội phạm, vi phạm pháp luật nhằm giữ vững an ninh, trật tự khu vực biên giới, góp phần ổn định giá cả thị trường trong dịp Tết Nguyên đán.

Đồng thời, nâng cao hiệu quả phát hiện, bắt giữ, điều tra, xử lý tội phạm, triệt phá các đường dây, tổ chức tội phạm hoạt động quy mô lớn, xuyên quốc gia nhất là tội phạm ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, mua bán người, xuất nhập cảnh trái phép, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ; kiên quyết không để xảy ra “điểm nóng” về an ninh trật tự ở khu vực biên giới. Đợt cao điểm sẽ được tiến hành từ 1/12/2022 đến 28/2/2023.

Theo nhận định của Tổng cục Hải quan, càng gần cuối năm, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy diễn ra phức tạp trên các tuyến hàng không, chuyển phát nhanh và đường bộ với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nhằm trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng.

Tháng 11/2022, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 912 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 326.049 tỷ đồng; chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 13 vụ. 

Để ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đầu tháng 12, Tổng cục Hải quan cũng đã ban hành kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Vũ Thuý

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !