Cha mẹ phải làm sao khi SGK lớp 1 dạy trẻ thói bạo lực?

Những ngày qua, một số phụ huynh có con học lớp 1 tiếp tục phát hiện những nội dung không phù hợp với học sinh lớp 1 trong SGK Tiếng Việt, trong đó có những bài tập đọc cổ súy thói bạo lực, khôn lỏi cho học sinh.

Trong một bài tập đọc Tiếng Việt sách giáo khoa (SGK) nhiều phụ huynh cho rằng bài học cổ súy cho học sinh thói bạo lực.

Bài tập đọc viết:

“Cá hết, cò tìm cua, cua nửa tin nửa ngờ, cò dỗ:

- Hồ kia to lắm cua sẽ mê tít.

Cua để cò đưa đi. Cò cắp cua đến gò đất nhỏ. Nó mổ cua. Cua bèn giơ gươm, kẹp cổ cò. Cò van xin. Cua bắt cò đưa nó về hồ cũ”.

{keywords}
Bài tập đọc "Cua, cò và đàn cá".

Chị Nguyễn Minh Phương (Hà Nội) bức xúc: “Tôi không hiểu qua bài tập đọc này, thông điệp, ý nghĩa truyền tải cho học sinh lớp 1 là gì? Cổ vũ cho các cháu dùng bạo lực với nhau như hai nhân vật cua và cò hay sao?.

Tôi phản đối có những bài tập đọc đi ngược lại mục tiêu giáo dục tính nhân văn thế này”.

Trong một bài tập đọc khác thì gà trống được các nhà làm sách gọi là "thú dữ". Bài tập đọc "Chuột út" trong SGK tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh diều đưa ví dụ tập đọc:

"Mẹ bận làm bếp. Chuột út buồn, lũn cũn đi ra sân. Đến trưa, về nhà, nó ôm mẹ kể:

Mẹ ạ, trên sân có một con thú dữ lắm. Mũ nó đỏ, mỏ nhọn, mắt thô lố. Nó quát rõ to. Con sợ quá.

Chuột mẹ đáp: Con thú đó rất hiền. Nó chỉ muốn đùa con".

{keywords}
Bài tập đọc "Chuột út".

Một giáo viên dạy lớp 1 trên địa bàn quận Cầu Giấy cho biết: “SGK cần phải chuẩn từ kiến thức đến tâm lý lứa tuổi, do đó cần sự tinh tế trong các bài học. SGK mới của bộ sách Cánh diều mà trường tôi chọn có không ít những bài tập đọc rất vô vị chứ không muốn nói là ngớ ngẩn, không có một ý nghĩa gì sau mỗi bài tập đọc đó để định hướng cho học sinh.

Với những bài không hợp lý, tôi thường cắt đi vì hiện nay giáo viên cũng đã được giao quyền chủ động về thiết kế dạy học cũng như lựa chọn nội dung chương trình.

Nếu không cắt đi thì thật tôi cũng không biết trả lời làm sao nếu học sinh hỏi “cô ơi sao gà trống lại nói là thú dữ?". Đúng là có những bài tập đọc không sao hiểu nổi".

Còn cô giáo Lê Thị Thu Lý – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội) cho biết: “Thực tế đã như vậy, giờ mà nói thay sách hay thay đổi chương trình thì rất khó. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã trao quyền chủ động dạy cho giáo viên nên thời gian vừa qua tổ chuyên môn lớp 1 của trường tôi đã rà soát lại chương trình dạy của từng tháng xem nội dung nào nên dạy trước, nội dung nào lùi lại sau cho phù hợp.

Cũng với bài học ghép vần như thế nhưng yêu cầu học sinh đạt được ở một mức độ nào thôi chứ không đạt được 100% yêu cầu của bài học để tránh quá tải. Đồng thời linh hoạt sử dụng hình thức dạy học”.

Tại trường Tiểu học Xuân Nộn, có những bài giáo viên không thể dạy theo tiến trình cũng như cấu trúc của bài học vần; có những phần không phù hợp thì giáo viên cũng phải cắt bớt đi để tăng thời lượng cho việc luyện đọc hay nối âm với vần tạo chữ có thể không yêu cầu 100% vở bài tập mà cho học sinh làm việc theo nhóm. Ở đây tức là vẫn phải cho học sinh hoạt động thì các em mới ghi nhớ…

“Chương trình đã ban hành rồi thì nhà trường chỉ biết cố gắng khắc phục các hạn chế đó, trong buổi sinh hoạt chuyên môn giáo viên trường tôi cùng nhau thống nhất nội dung phương pháp dạy cho học sinh, cắt bớt nếu thấy không phù hợp và không cần thiết”, cô Lý cho hay.

Hoàng Thanh

Gần 800 sinh viên được đào tạo chuyên ngành rau hoa quả và cảnh quan

Đây là thông tin được GS. TS Phạm Văn Cường, PGĐ Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông tin tại Hội thảo quốc gia “Phát triển bền vững ngành Hoa, cây cảnh Việt Nam”.

Thanh niên hành động ngăn nạn buôn bán, giết mổ chó mèo

Với sự hiểu biết khi tham gia cuộc thi, thanh niên sẽ là cầu nối khuyến khích những người khác suy ngẫm về hậu quả của việc kinh doanh, vận chuyển và giết mổ thịt chó mèo.

Tạo sân chơi cho học sinh ứng dụng kiến thức giáo dục STEM

Cuộc thi đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ giải quyết các vấn đề của xã hội.

'Học sinh toàn đạt danh hiệu khá, giỏi sao phải lo chuyện đi học thêm?'

Chuyên gia giáo dục Lê Đông Phương nêu nghịch lý: “Qua báo cáo tổng kết các năm học, đa số học sinh được xếp loại khá giỏi, số yếu kém chỉ chiếm rất ít, vậy tại sao xã hội, phụ huynh cứ phải lo chuyện học thêm, dạy thêm?”.

Thầy cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam trổ tài gói bánh chưng

Từ ngày 12/1- 24/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ hội Xuân, lễ hội gói bánh chưng và hội thi văn hóa ẩm thực truyền thống chào Xuân Ất Tỵ 2025.

Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Đang cập nhật dữ liệu !