Cha mẹ đang vô tình đẩy con vào 'đại hoạ'

Theo bác sĩ Nam, có nhiều bệnh nhân tới Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cấp cứu trong tình trạng kháng tất cả các loại thuốc sẵn có, trẻ rơi vào nguy kịch, đe doạ tính mạng.

 
Bé gái N.T.H. (4 tuổi, trú tại Đồng Nai) được đưa lên BV Nhi đồng TP.HCM cấp cứu trong tình trạng nhiễm trùng nặng, sốc nhiễm khuẩn. Bố mẹ bé cho biết con bị ốm nên tự mua thuốc điều trị thấy tình trạng của con không đỡ mới đưa lên BV tỉnh.
 
Bé vào viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy tạng. Bác sĩ phải lọc máu chu kỳ. Hơn hai tháng điều trị tích cực em vẫn phụ thuộc máy thở và vào hội chứng cai máy nhọc nhằn, biến chứng nhiễm trùng dai dẳng khó kiểm soát.

Chuyển lên Bệnh Viện Nhi đồng Thành phố thì em xuất huyết não, nhiễm trùng nhọc nhằn dai dẳng, di chứng tăng huyết áp, nằm viện thở máy kéo dài và nhiễm vi khuẩn siêu đa kháng, đề kháng hết tất cả các loại kháng sinh trong kháng sinh đồ tại bệnh viện.

Bé phải trải qua hơn hai tháng thử thách tại Khoa Hồi sức Tích cực và khoa Thần kinh, bác sĩ cân não đưa ra quyết định điều trị. Cuối cùng bệnh nhi cũng “xuống thang” kháng sinh và cai máy, vượt qua đợt xuất huyết não và ổn định dần huyết áp.

Trường hợp khác bệnh nhi bị viêm phổi nặng, điều trị ở bệnh viện tỉnh nhưng không khỏi. Khi bệnh nhi chuyển lên BV Nhi đồng TP.HCM  bác sĩ cho làm xét nghiệm kháng sinh đồ, kết quả trẻ có 3 loại vi khuẩn đa kháng thuốc. Các bác sĩ cho rằng gặp vi khuẩn đa kháng điều trị rất phức tạp.

Không chỉ ở trẻ con, nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc còn có thể gặp ở người lớn tại các khoa hồi sức cấp cứu.

BS CK II Nguyễn Trần Nam – Phó Giám đốc BV Nhi đồng TP.HCM cho rằng với tình trạng sử dụng thuốc bừa bãi như hiện nay không chỉ để lại hậu quả trước mắt mà lâu dài với trẻ khi trẻ lớn lên.

{keywords}
Ảnh kết quả kháng sinh đồ của 1 bé kháng tất cả các loại kháng sinh. 

Trong cộng đồng, các bác sĩ đều gặp tình trạng chỉ cần thấy con ho, sổ mũi, đau họng, vết thương nhỏ trên da… cha mẹ đều quy vào thuốc kháng sinh và cho trẻ uống. Đôi khi, phụ huynh còn không biết thuốc đó là kháng sinh có hại cho con mình. Vì vậy, mỗi lần con bị bệnh lại lấy toa thuốc cũ ra mua về cho con uống. Đây là thói quen cực kỳ nguy hiểm.

Hơn nữa, hiện nay việc tiếp cận thuốc ở nhà thuốc rất dễ dàng. Nhà thuốc cũng bán kháng sinh bữa bãi và cha mẹ không biết là trẻ lãnh đủ.

Thậm chí, con uống kháng sinh 2, 3 ngày thấy hết biểu hiện là cha mẹ ngưng thuốc. Sử dụng không đủ liều cũng nguy hiểm. Có những phụ huynh đổi thuốc xoành xoạch không theo lộ trình nào và đổi đủ các loại thuốc cho con mình.

Điều này khiến sức khoẻ của trẻ càng kém, đề kháng kháng kháng sinh lại tăng lên và trẻ đi vào luẩn quẩn nhiễm trùng và kháng kháng sinh.

BS Nam cho biết qua phòng khám tiếp nhận trẻ đều có tình trạng chung đó là ba mẹ mang theo cả túi thuốc rất to với đủ các toa thuốc và đều có kháng sinh. Bác sĩ còn giật mình không hiểu vì sao trẻ còn bé phải uống nhiều thuốc như vậy.

Nhiều phụ huynh cho rằng đó là thuốc “đầu tay” mỗi lần con bị bệnh là cho uống vô tội vạ. Dẫn tới trẻ nhập viện đều bị kháng thuốc, bác sĩ cũng thấy xót xa.

Tại Khoa Cấp cứu, BV Nhi đồng TP.HCM, BS Nam gặp nhiều trường hợp trẻ vào viện trong tình trạng nhiễm trùng nặng.

Bác sĩ làm kháng sinh đồ có những con vi trùng kháng với tất cả các thuốc. Lúc ấy, việc cứu sống trẻ rất khó khăn vì “vũ khí” cứu trẻ duy nhất là kháng sinh đồ đã bị vô hiệu hoá. Bác sĩ phải cân não tìm cách cứu trẻ.
 
Theo bác sĩ Nam hiện kháng sinh đang ngày càng cạn kiệt, nếu cha mẹ vẫn coi việc dùng kháng sinh là thuốc tiên sẽ vô tình đưa trẻ tới đại hoạ.

Việc này sẽ có hại hơn là có lợi vì sẽ khiến cơ thể trẻ có ít cơ hội tập dượt khi bị ốm nhẹ nên sức đề kháng có thể sẽ kém hơn.

Hơn nữa, vì lạm dụng kháng sinh, những lần ốm nặng sau bé rất có thể sẽ phải dùng các loại kháng sinh nặng hơn và có thể kháng sinh không còn tác dụng.

Vì vậy, đầu tiên và quan trọng nhất, bố mẹ hãy có tâm thế chờ đợi, chăm sóc bé, không nôn nóng muốn con nhanh khỏi bệnh mà dùng thuốc kháng sinh.

Hãy nghĩ lạc quan rằng sau trận ốm này hệ miễn dịch của con sẽ tốt hơn, sẽ khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, BS Nam cũng cảnh báo hiện nay tần suất tiếp xúc với kháng sinh của người dân nhiều không chỉ từ thuốc mà còn dư lượng kháng sinh ở thực phẩm gia xúc, gia cầm.

Khi ăn thực phẩm có chứa kháng sinh cũng ảnh hưởng tới hệ thống vi sinh của cơ thể.

K.Chi  
 

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !