Câu đố tiếng Việt: “Con cà con kê” là con gì? Ai cũng nghĩ là CON GÀ nhưng đáp án thú vị hơn nhiều

'Con cà, con kê' là chuyện lan man, dông dài, không theo chủ đề nào. Nhưng cà hay kê là con gì?

Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao và được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân như cách phát âm, cách biến âm… mà một số thành ngữ, tục ngữ ngày nay bị dùng sai so với nguyên tác.

Bên cạnh đó, một số câu thành ngữ cho đến nay vẫn chưa thể xác nhận được trong các cách giải thích chuẩn xác nhất về sự vật, sự việc được nhắc tới trong đó. Câu thành ngữ "con cà, con kê" là một ví dụ. Ai cũng biết "con cà, con kê" (dị bản "cà kê dê ngỗng") là chuyện lan man, dông dài, không theo chủ đề nào. Tuy nhiên, cuộc tranh luận con "cà" con "kê" là con gì dù thỉnh thoảng được đem ra "mổ xẻ" nhưng vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng.

Câu đố tiếng Việt: “Con cà con kê” thực ra là con gì? Ai cũng nghĩ chỉ là CON GÀ, đáp án khác THÚ VỊ hơn nhiều - Ảnh 1.

Có luồng ý kiến cho rằng con "cà" chính là con gà theo cách nói của người Việt xưa, còn con "kê" cũng là con gà theo nghĩa Hán Việt. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ giải thích: Con gà âm Hán là kê, tiếng Mường là kha, tiếng Nghệ Tĩnh là ga, cổ âm đồng hóa với ca, cà. "Con cà, con kê" là nói đi nói lại cùng một chuyện, dài dòng, luẩn quẩn và trùng lặp, "hết con gà lại quay lại... con gà".

Ý kiến thứ hai lại cho rằng "cà" và "kê" ở đây thực chất là hai loại cây. Lê Gia trong sách "1575 thành ngữ, tục ngữ cần bàn thêm" giải thích: Quả cà và bông kê là 2 thứ "rất nhiều hột", khi gieo thì mọc rất nhiều cây con và thường gọi là "con cà, con kê", để "chỉ sự sinh sản ra quá nhiều, thường dùng chỉ về sự nhiều việc, nhiều chuyện xảy ra". Và nói kiểu "con cà, con kê" là nói tràng giang đại hải, nói nhiều quá mức cần thiết.

Thêm vào đó, dị bản "cà kê, dê ngỗng" cho chúng ta thêm bằng cứ để khẳng định "con cà, con kê" không thể "đều là gà". Bởi nếu vậy, dị bản "cà kê, dê ngỗng" phải là "cà kê, dê dương" mới đúng với nghĩa nói quanh quẩn, hết chuyện cà (gà) rồi lại quay lại gà, hết chuyện dê rồi lại chuyện dê (dương).

Lại có ý kiến cho rằng thành ngữ "con cà, con kê" sử dụng từ có gốc tiếng Pháp là từ caquet (phiên âm là "ca kê"), chỉ tiếng gà cục tác, nghĩa bóng là ba hoa. "Cà kê" là cách đọc Việt hóa của từ này. Cho đến nay, chưa thể xác nhận được trong các cách giải thích trên, cách nào là chuẩn nhất.

Một số câu ca dao, thành ngữ khác nói về sự khôn khéo trong giao tiếp:

- Nói gần nói xa chẳng qua nói thật: Không cần phải nói lời vòng vo, dài dòng mà chẳng vào vấn đề, hãy nói lời thật lòng, súc tích, ngắn gọn dễ hiểu.

- Rượu lạt uống lắm cũng say/ Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm: Nói nhiều, nói dai lại dễ thành nói dại, chẳng những không có tác dụng gì mà còn tự rước vạ vào thân.

- Khôn ngoan, chẳng lọ nói nhiều/ Người khôn, nói một vài điều cũng khôn: Người xưa quan niệm, nói nhiều chưa chắc là người có hiểu biết mà đôi khi là do “thùng rỗng kêu to”.

- Sảy chân, gượng lại còn vừa/ Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ: Câu ca dao muốn nói chúng ta nên cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, một khi vạ miệng thì rút lại không được nữa.

- Người khôn ăn nói nửa chừng/ Để cho người dại nửa mừng nửa lo: Người khôn theo nghĩa lớn là để giúp đời, theo nghĩa nhỏ thì chí ít phải có ý tưởng minh bạch về bất kể việc gì đó. Nhưng cái khôn của người Việt không vậy! Mục đích của cái khôn không phải thể trình ra quan niệm hay trí tuệ, mà là để sống ưu thế hơn.

Câu đố tiếng Việt: 'Cái gì CỨNG nhất trên cơ thể con người?'

Câu đố tiếng Việt: 'Cái gì CỨNG nhất trên cơ thể con người?'

Bạn sẽ bất ngờ khi biết 'danh tính' của bộ phận cứng nhất trên cơ thể mình đấy!

Những câu đố hack não

Những câu đố hack não

Những câu đố vui hài hước sẽ giúp các bạn giải tỏa áp lực sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng.

Theo nhipsongviet.toquoc.vn

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

Đang cập nhật dữ liệu !