Cặp chiến hạm Gepard thứ 2 của Hải quân VN trang bị động cơ nước nào?

Dù thời điểm bàn giao cặp chiến hạm Gepard thứ 2 cho Việt Nam đã được Nga ấn định nhưng nguồn gốc động cơ trang bị vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Ấn định thời điểm giao tàu

Trả lời Tạp chí quốc phòng IHS Jane’s tại Triển lãm Quốc phòng DSA 2016, Tổng Giám đốc nhà máy đóng tàu Zelenodolsk của Nga, ông Renat Mistakhov cho biết Moskva sẽ giao cặp tàu Gepard 3.9 thứ 2 cho Hải quân Việt Nam vào Quý III năm 2016.

Đây là thông tin hết sức bất ngờ vì chính ông này, trước đó tháng 12/2015 đã tuyên bố rằng, Việt Nam sẽ nhận đủ hai tàu Gepard 3.9 trong giai đoạn 2017-2018.

Cặp chiến hạm Gepard thứ 2 của Hải quân VN trang bị động cơ nước nào? - ảnh 1

Cặp chiến hạm Gepard 3.9 thứ 2 của Hải quân Việt Nam vừa được hạ thủy

"Cả hai tàu được trang bị khả năng tác chiến chống ngầm sẽ được hạ thủy trong tháng 4 và tháng 5/2016. Sau đó, chúng tôi sẽ bắt đầu các thử nghiệm ban đầu", ông Mistakhov nói thêm. "Các tàu sẽ được cung cấp cho Việt Nam trong quý III năm 2016.

Ông Mistakhov cũng cho biết là, hệ thống động cơ đẩy của cả hai tàu đã được gắn bên trong, cũng đã hoàn thành hệ thống điện.

Cặp chiến hạm Gepard thứ 2 của Hải quân VN trang bị động cơ nước nào? - ảnh 2
Chiếc Gepard cuối cùng của Hải quân Việt Nam số hiệu 957 đang được hoàn thiện.

Động cơ được trang bị

Nếu đúng như tuyên bố thì ngay trong năm 2016 này, Hải quân Việt Nam sẽ được tiếp nhận cặp tàu Gepard 3.9 thứ 2, tuy nhiên đến thời điểm này, nguồn gốc động cơ trang bị cho cặp tàu mới vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Trong Báo cáo tài chính năm 2015 do Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk (cộng hoà Tatarstan, Nga) công bố ngày 15/4/2016 cho biết vấn đề quan trọng trong tiến trình đóng tàu Gepard 3.9 thứ 3 và 4 cho Việt Nam là động cơ turbin khí.

Trước đây hầu hết tàu chiến của Hải quân Nga và tàu chiến Nga xuất khẩu gần như sử dụng động cơ turbin khí của hãng Zorya - Mashproekt ở Nikolaev, Ukraine.

Sau khi Nga sáp nhập Crimea vào Nga năm 2014, các giao dịch cung ứng động cơ từ Ukraine chấm dứt, gây ảnh hưởng lớn đến ngành đóng tàu chiến của Nga và ảnh hưởng đến khách hàng nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Theo hợp đồng, động cơ của 2 tàu Gepard của Việt Nam trang bị loại turbin khí M44E của Zorya - Mashproekt. Sau khi Ukraine không giao hàng cho Nga, phía Việt Nam đã đàm phán với Ukraine về vấn đề động cơ này.

Cuối cùng Ukraine và Việt Nam ký kết thoả thuận để Ukraine giao động cơ cho Việt Nam rồi Việt Nam chuyển cho Nhà máy. Các thủ tục hoàn tất vào cuối tháng 7, đầu tháng 8/2015, và đến ngày 17/10/2015 động cơ M44E đã được giao cho Nhà máy Zelenodolsk để lắp ráp cho 2 tàu Gepard của Việt Nam.

Thông tin này hoàn toàn trái ngược với tuyên bố do chính công ty đóng tàu Nga tuyên bố. Cụ thể, hồi đầu tháng 1/2016, ông Alexander Karpov, Phó tổng giám đốc thứ nhất Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk tuyên bố với tờ VPK (Nga) rằng cặp tàu Gepard thứ 2 của Việt Nam được trang bị động cơ do Đức sản xuất.

Theo ông Alexander Karpov, 2 con tàu này được sử dụng động cơ và bộ truyền động của Đức. Trong phát biểu của mình, ông Karpov cho biết, việc đóng 2 tàu Gepard cho Việt Nam sẽ được tiến hành theo đúng kế hoạch và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ không ảnh hưởng đến hợp đồng.

Ông này nhấn mạnh: "Không có bất kỳ vấn đề nào với châu Âu. Các công ty MAN và RENK của Đức sẽ cung cấp động cơ và thiết bị truyền động cho 2 tàu Gepard. Họ đã được cho phép xuất khẩu các sản phẩm này sang Nga thông qua một đối tác khác (Việt Nam)".

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !