Cảnh tù nhân chen chúc bị giam không qua xét xử ở nhà tù của Taliban

Không qua xét xử, không có bằng chứng buộc tội nhưng 40 người phải chen chúc trong buồng giam ở một nhà tù Afghanistan do Taliban kiểm soát. 

Trong nhà tù ở tỉnh Herat của Afghanistan do Taliban quản lý, mỗi phòng giam chật cứng tù nhân với khoảng 40 người chen chúc nằm dưới nền nhà và trên các giường đá xây quanh tường.

Nhóm phóng viên của hãng tin Sky News của Anh được phép tới thăm nhà tù Herat để đưa tin. Tuy nhiên, theo sát nhóm phóng viên là người đứng đầu nhà tù Herat mới được Taliban bổ nhiệm có tên Mohammad Nabi Khalil cùng đội ngũ vệ sĩ cầm súng hộ tống.

Điều khiến nhóm phóng viên bất ngờ là nhiều tù nhân ở đây là thiếu niên mới 12 tuổi. Một số em chia sẻ bị bắt vì tội “trộm xe đạp”.

Ông Khalil chia sẻ ông từng điều hành một nhà tù bí mật trước khi Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan vào tháng 8/2021. Ông Khalil nói thêm vào thời điểm đó, cai ngục thường xuyên di dời các tù nhân tới những địa điểm khác nhau vào mỗi đêm để tránh bị liên minh quân sự truy quét.

Nhưng hiện tại, ông Khalil không còn làm như vậy nữa. Một số tù nhân cho biết họ đã bị giam trong nhà tù khoảng 5 tháng tức là chỉ ngay sau khi Taliban lên nắm quyền kiểm soát Afghanistan.

Trên thực tế, các tù nhân ở nhà tù Herat bị bắt giam mà “không có bằng chứng buộc tội và không thông qua bất cứ phiên xét xử nào”. Nhiều người bị bắt trước cáo buộc trộm cắp, ngoại tình hoặc xù nợ. Nhưng tất cả họ đều không được đưa ra xét xử hay nhận phán quyết từ tòa án mà đã bị giam trong nhà tù. Không ít người cho biết họ còn không được biết trước sẽ bị dẫn giải tới giam ở đâu. Ngoài ra trong số này, nhiều tù nhân từng là nhân viên làm việc cho chính phủ cũ Afghanistan. Bản thân ông Khalil thừa nhận họ mới chỉ vận hành hệ thống tòa án theo luật Sharia “khoảng một tháng trước”.

Trước đó, chính quyền lâm thời Taliban đã cam kết với cộng đồng quốc tế về việc ân xá cho toàn bộ nhân viên từng làm việc cho chính phủ cũ Afghanistan, cũng như những người từng cộng tác với các binh sĩ nước ngoài. Nhưng những gì đang diễn ra ở nhà tù Herat cho thấy Taliban chỉ hứa suông.

Điển hình, người đứng đầu buồng giam tù nhân nữ ở nhà tù Herat là bà Alia Azizi từng nhận được thư ân xá của Taliban với điều kiện bà trở lại cơ sở để làm việc. Bà Azizi cũng đã nhận được cuộc gọi của ông Khalil vào ngày 2/10/2021 với đề nghị trở lại nhà tù làm việc.

{keywords}
Bà Alia Azizi biến mất 5 tháng không rõ lý do sau khi được Taliban đề nghị quay trở lại nhà tù Herat làm việc. (Ảnh: Sky News)

Sau đó, bà Azizi đã đi tới nhà tù. Theo những bằng chứng được gia đình bà Azizi cung cấp, cuộc gọi cuối cùng mà bà bắt máy là từ ông Khalil khi bà đứng bên ngoài nhà giam. Cũng từ đó, gia đình bà Azizi không còn nhìn thấy người thân.

Khi được phóng viên hỏi về bà Azizi, ông Khalil khẳng định bản thân không biết nữ nhân viên ở đâu.

Song ông này lại cho rằng bà Azizi đã tham ô và thậm chí ăn trộm tư trang của các tù nhân, và đã bỏ trốn sang một quốc gia khác dưới dạng tị nạn.

“Nếu như cô ấy ở đây, chắc chắn tôi phải biết. Thông tin ai đó liên quan tới sự biến mất của bà Azizi chỉ là tin giả”, người đứng đầu nhà tù Herat nói.

Song gia đình bà Azizi lại có suy nghĩ hoàn toàn khác. Họ tin rằng người thân đã bị cơ quan tình báo của Taliban mang tên Istikhbarat bắt giữ. Bởi thời gian qua, Istikhbarat nhiều lần bị cáo buộc liên quan tới những vụ mất tích không rõ lý do cùng hoạt động truy quét các nhà hoạt động nữ quyền, nhà lãnh đạo dân sự và nhà báo ở Afghanistan.

Chồng của bà Azizi là ông Mohammad Zia đã cho phóng viên xem bộ đồng phục cảnh sát của vợ, cùng tấm bằng khen và huy chương mà vợ mình nhận được trong suốt sự nghiệp.

Một số bức ảnh cho thấy bà Azizi đứng cạnh các binh sĩ nước ngoài và nhân viên quốc tế, những người từng đào tạo và định hướng để bà trở thành một nữ lãnh đạo cấp cao dẫn dắt Afghanistan trở thành một quốc gia tươi đẹp hơn trong tương lai.

“Vợ tôi sẽ không bao giờ bỏ rơi gia đình. Cô ấy có 2 đứa con trai. Cô ấy xem các con là mạng sống của mình. Chuyện vợ tôi bỏ trốn chỉ là lời nói dối”, ông Zia nhấn mạnh.

Ông Zia tiết lộ chính Taliban từng yêu cầu ông giữ im lặng về sự biến mất của vợ để không làm xáo trộn dư luận. Ban đầu ông Zia làm theo yêu cầu của Taliban vì nghĩ nếu công khai sự việc, vợ của ông có thể còn rơi vào tình thế nguy hiểm hơn. Nhưng nay ông quyết định không thể giữ im lặng lâu hơn được nữa.  

“Đã 5 tháng trôi qua kể từ khi vợ tôi biết mất. Tôi phải làm sáng tỏ chuyện này”, ông Zia nói.

Gia đình ông Zia cùng những nhà bảo vệ nhân quyền nghi ngờ lực lượng tình báo Istikhbarat của Taliban đứng đằng sau mọi chuyện nhất là khi bà Azizi từng là một nữ cai ngục và còn là người dân tộc thiểu số Hazaras.

Sự biến mất bí ẩn của bà Azizi xảy ra giữ lúc truyền thông Afghanistan đang bị Taliban kiểm soát chặt chẽ. Hàng trăm tờ báo mạng ở Afghanistan đã buộc phải dừng hoạt động trong 5 tháng qua. Những cơ quan truyền thông khác còn được phép hoạt động thì bị kiểm soát chặt chẽ về nội dung.

Nhiều nhà báo được giấu danh tính cho biết, “Tôi nghĩ rằng truyền thông Afghanistan đang đối mặt với một tương lai đen tối. Chúng tôi bị mất việc làm và chúng tôi mất cả những ước mơ của mình”.

Taliban đã đưa ra các chỉ đạo và quy tắc về nội dung được phép và không được phép phát sóng, cũng như cấm các nữ biên tập viên xuất hiện trên truyền hình và các cuộc phỏng vấn qua điện thoại cũng không được phép. Mọi thông tin phát song đều phải gửi trước để Taliban phê duyệt. Những thông tin gây bất lợi cho chính quyền lâm thời Taliban hoàn toàn bị cấm công khai.

“Đây không còn là truyền thông nữa. Truyền thông chỉ còn là tên gọi”, một nhà báo giấu tên nhấn mạnh.

Gần 300 ‘hành khách đặc biệt’ rời khỏi Afghanistan sau 5 tháng Mỹ rút quân

Gần 300 ‘hành khách đặc biệt’ rời khỏi Afghanistan sau 5 tháng Mỹ rút quân

Gần 300 "hành khách đặc biệt" được đưa lên chiếc máy bay của Nga sơ tán khỏi Afghanistan, sau 5 tháng quân đội Mỹ rút toàn bộ quân. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !