Cảnh báo nhiều cha mẹ cho con F0 uống đơn thuốc của người lớn

Khi con là F0 vì lo lắng nên nhiều cha mẹ đã vội vàng cho con uống kháng sinh, thậm chí thuốc Corticoid và đều gộp chung đơn thuốc trên mạng và đơn thuốc từ nhà thuốc.

Ngày 22/2, TS BS Ngô Quang Hải – Quản trị viên Nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ và chăm sóc F0 tại nhà cho biết trong thời gian qua có rất nhiều bệnh nhân cũ, bệnh nhân mới liên hệ nhờ bác sĩ tư vấn và thực tế có nhiều trẻ nhỏ khi dương tính với Covid-19 đều được cha mẹ, ông bà cho sử dụng đơn thuốc của người lớn có cả kháng sinh, Corticoid.

Khi bác sĩ hỏi vì sao không có triệu chứng gì đã dùng thuốc thì đa số đều nói uống để phòng, rồi thì đơn thuốc mua từ nhà thuốc họ nói uống thì uống. Nhiều người với Covid-19 vẫn như “manh chiếu mới”.
 
Đây thực sự là điều nguy hiểm chưa kể đến tác dụng phụ lâu dài của hai thuốc này mà ngay cả uống không đúng khiến bệnh nguy hiểm hơn, thời gian âm tính lâu hơn.
 
Tình trạng các F0 đang loay hoay tự tìm đơn thuốc đang diễn ra phổ biến khi số ca mắc cả nước đã vượt 50 nghìn ca mỗi ngày.  Trường hợp của gia đình anh Nguyễn Định L. Vĩnh Bảo, Hải Phòng là ví dụ điển hình. Cả nhà anh L. thành F0. Vì con trai 10 tuổi chưa tiêm vắc xin và thấy con hơi béo nên anh L, rất lo lắng. 

{keywords}
Ảnh minh hoạ. 

 
Anh L. đã đi ra trạm y tế được cho đơn thuốc về uống nhưng bản thân anh uống không thấy đỡ. Người thân của anh ở miền Nam ngay lập tức gửi cho một đơn thuốc “siêu thần” chỉ uống xong vài giờ, anh L. không còn cảm giác sốt, ớn lạnh, đau người. Anh cho rằng đây là thuốc tốt.

Khi con trai dương tính, anh L. cũng không ngại cho con uống vì nghĩ rằng thuốc tốt cho con. Kết quả, bé uống thuốc xong chóng mặt, buồn nôn hơn.
 
Anh liên hệ với 1 bác sĩ hỗ trợ online, bác sĩ cũng té ngửa vì đơn thuốc “quá nặng” cho trẻ con. Trong khi con anh chỉ sốt hơn 38 độ C chưa cần hạ sốt, chỉ cần theo dõi SPO2.
 
BS Đỗ Tuấn Anh – BV Bạch Mai – Hỗ trợ cho F0 tại nhà cho biết nhiều người khi nhiễm Covid-19 giống anh L, sử dụng đơn thuốc từ những người đi trước đã điều trị ở miền Nam và cho rằng thuốc tốt hết triệu chứng nhanh. Trong khi đó, khi sốt hay mệt mỏi như cảm cúm chỉ cần điều trị bằng thuốc cảm là được. Tình trạng lạm dụng thuốc đang trở nên đáng báo động hiện nay.
 
BS Đỗ Tuấn Anh chia sẻ có những F0 khi liên hệ với bác sĩ đã khoe cho con uống đủ các loại thuốc, nhìn đơn thuốc thì đủ cả có từ Corticoid tới kháng sinh.
 
BS Mạnh Cường – Khoa Nhi, BV Quân y 103 cho biết với trẻ em nhiễm Covid-19, cha mẹ không nên quá hoang mang, lo lắng. Đầu tiên nên chuẩn bị các thuốc hạ sốt: Khi bé sốt trên 38.5 độ, nếu có tiền sử giật thì>38C. Nếu bé < 12 tháng: dùng viên đạn đặt hậu môn Efferalgan 80-150 mg. Bé từ 1 tuổi: Dùng dạng bột, siro như: Hapacol 150, 250 mg. Dùng liều 10-15 mg/kg cân nặng.
 
Nếu sau 2h không hạ sốt cha mẹ dùng Ibuprofen siro (liều 8-10 mg/kg) xen kẽ với Hapacol.

Kết hợp chườm ấm trán, nách, bẹn và cởi lỏng quần áo, nhiệt độ phòng mát không quá lạnh. Khi dùng thuốc chú ý liều lượng không dùng quá liều: có thể gây suy gan, nếu bé đang xuất huyết tiêu hoá dùng ibuprofen nên hỏi bác sĩ trước khi dùng.
 
Nếu trẻ nhiễm Covid-19 bị ho ít thì không cần, chỉ dùng thuốc khi ho nhiều ảnh hưởng tới việc ăn, ngủ, học của bé hoặc trẻ ho khan. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm nước cho trẻ. Trẻ lớn hơn có thể bổ sung thêm nước hoa quả để tăng cường vitamin và khoáng chất, giúp nâng cao sức đề kháng. Trẻ lớn, cha mẹ có thể hướng dẫn con súc miệng bằng nước muối loãng, ấm 5-6 lần/ngày. Khi bé có biểu hiện: nhịp thở nhanh, khó thở, thở rít, đầu gật gù theo nhịp thở nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi để được tư vấn theo dõi sát.

Tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh. Trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc đi ngoài nhiều cần sử dụng kháng sinh đều phải được bác sĩ kê đơn để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ - BS Cường cho biết.

Khánh Chi  
 
 

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Để giảm 1kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?

Đốt cháy calo là cách tốt nhất để giảm cân. Tuy nhiên, để giảm được 1kg cân nặng, trung bình bạn phải mất từ 7 tới 10 ngày.

Vì sao nên uống một ly chanh tươi và mật ong vào buổi sáng?

Chanh tươi có tác dụng kéo nước vào lòng ruột làm mềm phân, giảm táo bón. Buổi sáng, một ly nước ấm chanh tươi và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Sự thật về 'chất độc' trong hành, tỏi mọc mầm

Hành tỏi để lâu có thể bị mọc mầm, nhiều người lo lắng ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Chiêu lừa đảo 'con cấp cứu ở viện' lan đến Thái Nguyên

Các đối tượng đều xây dựng kịch bản con đi học bị chấn thương sọ não, tình trạng hôn mê phải cấp cứu ngay khiến nhiều phụ huynh hốt hoảng, lo lắng chạy tới bệnh viện.

Hơn 200 học sinh ở một thị trấn tại Lào Cai phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt

Trong 1 tuần, từ 7-13/3, gần 240 học sinh bốn trường học ở thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên (Lào Cai), phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt mỏi.

Những người không nên uống trà xanh

Người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống trà xanh.

Căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang ở đỉnh dịch

Hơn 20 giường tại 4 buồng dành riêng cho trẻ nhiễm virus hợp bào (RSV) tại khoa Hồi sức hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội, luôn kín bệnh nhi.

Đang cập nhật dữ liệu !