Theo Viện Robert Koch, các biện pháp đang được sử dụng để phòng chống Covid-19 như giãn cách xã hội hay giữ gìn vệ sinh nghiêm ngặt vẫn sẽ tiếp tục được áp dụng ngay cả khi cuộc sống trở lại bình thường.
Tuyên bố trên của người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm kêu gọi các quốc gia không nên vội vàng và mất cảnh giác trước dịch Covid-19.
Hiện tại, dù diễn biến dịch Covid-19 tại các nước Tây Âu đang có xu hướng ổn định trong nhiều ngày qua nhưng tốc độ lây lan của dịch trên thế giới vẫn còn đáng lo ngại, đặc biệt là ở các nước châu Phi, Mỹ Latin và Đông Âu, bởi hầu hết các nước này đều mới đang ở trong giai đoạn đầu của dịch. Trong khi đó, nhiều nước đã bị ảnh hưởng từ sớm lại chứng kiến số ca nhiễm tăng trở lại, dẫn tới nguy cơ bùng phát làn sóng dịch thứ 2.
Mới đây, phát biểu sau hội nghị truyền hình giữa chính phủ với chính quyền địa phương, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cho biết chính phủ đã hoàn tất sắc lệnh mới với các quy định cụ thể để mở cửa trở lại từ ngày 18/5, tuy nhiên việc di chuyển giữa các vùng và dịch vụ du lịch tại nước này sẽ khôi phục trở lại từ ngày 3/6.
Trước đó, đêm 14/5, rạng sáng 15/5, 3 nước: Latvia, Litva và Estonia đã mở cửa biên giới với nhau. Người dân của 3 quốc gia: Latvia, Litva và Estonia hiện có thể tự do đi lại trong khu vực, trong khi những người ngoài khu vực đến đây vẫn phải tự cách ly 14 ngày. Thủ tướng Litva Saulius Skvernelis cho biết, việc mở cửa biên giới giữa 3 nước là cơ hội cho các doanh nghiệp mở cửa trở lại và là tia hy vọng để người dân thấy rằng cuộc sống đang dần trở lại bình thường.
Trong khi đó, Áo tuyên bố sẽ mở lại hoàn toàn biên giới với Cộng hòa Séc, Slovakia và Hungary từ ngày 15/6, qua đó nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới với các quốc gia láng giềng phía đông này sau khi đã đạt được thỏa thuận tương tự với một số nước láng giềng phía tây, gồm Đức, Thụy Sĩ và Liechtenstein.
Trong tuyên bố ngày 18/5, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết chính phủ nước này có kế hoạch gỡ bỏ cảnh báo về đi lại trên toàn thế giới và chuyển sang hướng dẫn đi lại với từng nước cụ thể, từ ngày 15/6.
Dưới đây là chùm ảnh thế giới sống chung với đại dịch Covid-19 do Sputnik tổng hợp:
Người dân ở Peru xếp hàng vào trung tâm thương mại và tuân thủ nghiêm ngặt quy định giữ khoảng cách như một biện pháp phòng ngừa chống lại sự lây lan của dịch Covid-19.
Những phụ nữ cao tuổi ở Mexico duy trì khoảng cách với nhau.
Một nhà thờ ở Lebanon tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội trong khi hiện các nghi lễ.
Các nhân viên tại nhà máy sản xuất ô tô xếp hàng giữ khoảng cách trong căng tin.
Người dân tận hưởng thời tiết đẹp tại một quán cà phê ở quảng trường Gendarmenmarkt, Đức.
Học sinh và giáo viên đeo khẩu trang bảo vệ cũng như giữ khoảng cách an toàn trong một giờ học thể dục ở Bỉ.
Những vòng tròn được vẽ tại một công viên ở thành phố New York, giúp mọi người có thể chủ động trong việc giữ khoảng cách với nhau.
Người dân xếp hàng dài vào một nhà thờ ở Senegal.
Nhân viên ăn trưa tại một nhà máy ở Bắc Kinh.
Người dân Israel giữ khoảng cách an toàn với nhau trong một cuộc biểu tình.
Những nhãn dán đánh dấu giữ khoảng cách trên sàn xe buýt tại sân bay Quốc tế Zagreb.
Cầu thủ dự bị của câu lạc bộ Bayern Munich đeo khẩu trang và giữ khoảng trên khán đài trong một trận đấu bóng đá ở giải Bundesliga, Đức.
Người dân xếp hàng và giữ khoảng cách an toàn đến mua sắm tại chợ ở Torino, Italy.
Một trường trung học ở Brussels đã được mở cửa trở lại với các biện pháp giữ khoảng cách an toàn trong môi trường học đường.
Tại một nhà hàng ở Thái Lan, khách hàng được yêu cầu mỗi bàn ăn chỉ ngồi 1 người.
Người dân ngồi chờ vào mua sắm tại trung tâm thương mại ở Philippines.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.