Theo Viện Robert Koch, các biện pháp đang được sử dụng để phòng chống Covid-19 như giãn cách xã hội hay giữ gìn vệ sinh nghiêm ngặt vẫn sẽ tiếp tục được áp dụng ngay cả khi cuộc sống trở lại bình thường.
Tại châu Âu bắt đầu từ hôm 11/5, nhiều quốc gia như Pháp, Anh, Tây Ban Nha… bắt đầu tiến hành nới lỏng lệnh phong tỏa sau một thời gian số ca mắc Covid-19 giảm dần theo ngày.
Có thể nói, đại dịch Covid-19 là đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại, đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người trên thế giới và chưa có dấu hiệu dừng lại. Ngay cả Trung Quốc là nước đầu tiên phát sinh dịch bệnh, tuy đã được kiểm soát nhưng hiện nay cũng có nguy cơ bùng phát dịch trở lại bất cứ lúc nào.
Việc tự bảo vệ bản thân trước dịch bệnh là điều cần thiết và phải biến thành một thói quen tốt. Gần đây, chính phủ các nước đã nới lỏng việc cách ly xã hội, nhà máy phải hoạt động sản xuất; học sinh phải đến trường; giao thông phải đi lại; xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ cần được khai thông,…để phát triển kinh tế, tránh để tình trạng kinh tế trì trệ, chậm tăng trưởng.
Tại Pháp, một trong những quốc gia đầu tiên nới lỏng phong tỏa. Tính tới tối ngày 13/5, có thêm 83 trường hợp tử vong và thấp hơn nhiều so với 348 ca vào cuối ngày 12/5, nâng tổng số lên 27.074 ca kể từ khi có dịch. Có thêm 543 người xuất viện và 114 người qua giai đoạn chăm sóc đặc biệt. Hình ảnh người dân tại một ga tàu điện ngầm ở Nice.
Người dân xếp hàng nhận thực phẩm miễn phí tại thành phố Chennai, Ấn Độ. Mọi biện pháp bảo vệ và giãn cách được thực hiện nghiêm ngặt. Hôm 11/5, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, đang xem xét dỡ bỏ lệnh phong tỏa toàn quốc được áp dụng trong 7 tuần qua nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19, bất chấp việc ghi nhận số ca nhiễm SARS-CoV-2 mới cao kỷ lục.
Nhà hàng Eten ở Amsterdam, Hà Lan đã đưa ra ý tưởng dựng các phòng kính để giúp thực khách vừa có bữa tối lãng mạn nhưng vẫn đảm bảo an toàn thời Covid-19. Những phòng kính quy mô nhỏ đủ chỗ cho 2 - 3 người ngồi được dựng ngay bên hồ nước để khách hàng vừa ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên xung quanh vừa thưởng thức bữa tối bên người thân yêu.
Người dân tuân thủ các biện pháp phòng ngừa Covid-19 tại khu ổ chuột ở thủ đô Kathmandu, Nepal. Với các ca nhiễm mới là những người nhập cảnh và không có trong cộng đồng, tuần trước Nepal đã quyết định nới lỏng lệnh phong tỏa tại 44 khu vực thuộc các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, vận chuyển hàng hóa, dự án xây dựng, các ngành công nghiệp và dịch vụ y tế.
Hai người đàn ông ngồi nghỉ tại một trung tâm mua sắm ở Singapore. Singapore vẫn là vùng dịch lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Bộ Y tế Singapore ngày 11/5 thông báo, nước này đã ghi nhận thêm 486 ca mắc bệnh Covid-19, nâng tổng số ca mắc ở đảo quốc Sư tử lên thành 23.822 người. Theo tuyên bố của Bộ Y tế Singapore, đại đa số những ca dương tính với virus SARS-CoV-2 mới được phát hiện là các công nhân nhập cư sống trong những khu nhà tập thể.
Trong thang máy của một trung tâm thương mại sau khi nới lỏng phong tỏa tại Sri Lanka. Từ ngày 11/5, thủ đô Colombo của Sri Lanka bắt đầu nối lại các hoạt động kinh tế sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa thông báo toàn bộ người lao động làm việc tại khu vực công và tư nhân có thể đi làm trở lại sau hơn một tháng kể từ khi nước này áp đặt lệnh giới nghiêm từ ngày 20/3.
Người vô gia cư và người di cư xếp hàng nhận thực phẩm tại Ramakrishna Ashram, Ấn Độ.
Ga tàu điện ngầm thủ đô Moscow. Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo từ ngày 12/5, giai đoạn những ngày ngừng hoạt động của đất nước sẽ được dỡ bỏ với tất cả lĩnh vực của nền kinh tế, tuy nhiên, những khu vực của Nga sẽ vẫn duy trì bất kỳ biện pháp phòng chống virus cần thiết nào. Ngoài ra, theo ông Putin, những sự kiện quy mô lớn vẫn bị cấm và những điều kiện vệ sinh vẫn phải được duy trì, cũng như những người dân từ 65 tuổi trở lên phải ở trong nhà.
Người dân tại trung tâm thương mại ở Bangkok. Thái Lan đã bước vào giai đoạn 1 của tiến trình nới lỏng phong tỏa từ ngày 3/5, mặc dù Sắc lệnh về Tình trạng khẩn cấp và lệnh giới nghiêm từ 22 giờ đêm hôm trước tới 4 giờ sáng hôm sau vẫn còn hiệu lực cho tới hết tháng 5. Giai đoạn 2 của tiến trình nới lỏng dự kiến sẽ bắt đầu từ ngày 17/5, nếu số ca mắc Covid-19 mới không tăng.
Hai cụ già tại Nhật Bản duy trì các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt phòng chống Covid-19. Chính phủ Nhật Bản cho hay, tỷ lệ ca nhập viện liên quan đến dịch bệnh hồi tuần trước giảm 20%, trong khi Tokyo chỉ ghi nhận 10 trường hợp nhiễm mới vào ngày 13/5. Tính đến ngày 14/5, Nhật Bản có 16.100 người mắc Covid-19, trong đó có 696 ca tử vong. Trong nỗ lực cân bằng giữa những tác động của lệnh phong tỏa đến nền kinh tế quốc gia và việc kiểm soát dịch Covid-19, Nhật Bản dự kiến dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp tại 39 quận vào ngày 14/5. Tuy nhiên, lệnh phong tỏa vẫn được duy trì tại Tokyo, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh. Ảnh: Izvestia (tổng hợp)
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.