Cần cách ly vùng dịch ở Vĩnh Phúc

Với ca bệnh thứ 15, Vĩnh Phúc dẫn đầu cả nước khi có tới 10/15 người nhiễm nCoV. Câu hỏi được đặt ra là có nên cách ly vùng dịch ở Vĩnh Phúc?

Thời gian vàng để phòng chống dịch nCoV

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra diễn ra vào ngày 10/2, theo thông tin từ Bộ Y tế, qua kiểm tra công tác tổ chức cách ly y tế, ý kiến phản ánh của dư luận, đa số các địa phương đã thực hiện tốt.

Tuy nhiên vẫn còn một số nơi chủ quan, chỉ dựa vào văn bản của Trung ương rồi ban hành văn bản chỉ đạo cơ sở (xã, phường) thực hiện, thậm chí dư luận phản ánh có nơi còn “khoán trắng” cho cơ sở trong công tác tổ chức thực hiện việc cách ly tại cộng đồng…

Trước ý kiến này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo: “Cần tăng cường quản lý cách ly ngoài cộng đồng. Bộ Y tế cần có khuyến cáo cụ thể hơn vấn đề cách ly cho từng nhóm đối tượng, như người dân ở chung cư thì phải cách ly thế nào. Đồng thời, tuyên truyền cho người dân hiểu mức độ nào thì cần đến viện chứ không phải cứ sốt, ho là đến BV Trung ương gây nguy cơ lây nhiễm chéo…".

Đồng quan điểm này, trao đổi với Infonet, ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn chương trình của Trung tâm đáp ứng dịch khẩn cấp (Bộ Y tế) nhấn mạnh, đây là thời gian vàng để Việt Nam phòng chống dịch nCoV.

“Thời gian này không tập trung chống dịch thì sẽ bùng lên rất nhanh khiến mọi việc không chuẩn bị kịp”, ông Phu nhấn mạnh.

Có nên cách ly vùng dịch Bình Xuyên?

Điều đáng lưu ý, ngày 11/2, Bộ Y tế đã công bố bệnh nhân thứ 15 nhiễm nCoV. Bệnh nhân này là bé gái 3 tháng tuổi là cháu của nữ bệnh nhân 55 tuổi, sống tại Bình Xuyên, Vĩnh Phúc và là hàng xóm của nữ bệnh nhân N.T.D, 23 tuổi là người trong nhóm công nhân 8 người ở Vĩnh Phúc đi tập huấn tại Vũ Hán, Trung Quốc về nước hôm 17/1. Với ca bệnh thứ 15, Vĩnh Phúc dẫn đầu cả nước khi có tới 10/15 người nhiễm nCoV.

Câu hỏi được đặt ra là có cách ly vùng dịch ở Vĩnh Phúc như Trung Quốc đã từng làm ở Vũ Hán, trả lời câu hỏi này, ông Phu cho biết cần thiết “khoanh vùng”.

Bởi theo ông, “chỗ nào dịch xảy ra thì phải làm mạnh ở chỗ ấy”.

“Khoanh vùng ở đây không có nghĩa chúng ta phải rào chợ, ngăn sông mà phải đẩy mạnh tất cả các biện pháp phòng dịch đã được khuyến cáo. Ví dụ người dân ở đấy cần hạn chế đi lại, hạn chế việc tập trung đông người, khử uế tẩy trùng ở đó như thế nào, cách ly tại nhà phải làm sao cho triệt để, bài bản.

Chứ còn cứ trên thì hô tăng cường chống dịch mà dưới chính quyền cấp cơ sở không làm thì không có hiệu quả. Người ta vẫn đi hát karaoke cùng nhau, đi chơi, không tuân thủ vệ sinh phòng dịch, không rửa tay xà phòng… thì không còn là cách ly, là khoanh vùng được. Nếu như dịp Tết bệnh nhân N.T. D đã được cách ly, không tiếp xúc hàng xóm thì đã là cách ly tốt. Bây giờ lo ngại nguy cơ lây nhiễm từ người hàng xóm của bệnh nhân D sang người khác nữa sau…”, ông Phu nhấn mạnh.

Vì thế, một lần nữa, ông Phu cho rằng, "khoanh vùng" ở đây là thực hiện triệt để các biện pháp chống dịch.

N. Huyền

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Vì sao người trẻ tuổi lại bị rụng tóc nhiều?

Ngoài hóa chất, thói quen cột chặt tóc, những yếu tố nào khiến một số người chưa đến tuổi trung niên đã bị rụng nhiều tóc?

'Mắc sốt xuất huyết, tôi tưởng mình không qua khỏi'

So với mọi năm, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có xu hướng gia tăng bất thường, nhiều bệnh nhân phải nhập viện.

Người đàn ông có chiếc lưỡi kỳ dị sau khi dùng thuốc kháng sinh

Lưỡi của nam bệnh nhân người Mỹ chuyển sang màu xanh và mọc lông sau khi ông uống thuốc kháng sinh.

Bệnh nhân đau ruột thừa nhập viện, bác sĩ phẫu thuật cắt buồng trứng

Một bệnh nhân ở Bình Dương nhập viện được chẩn đoán đau ruột thừa. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ lại cắt buồng trứng khiến gia đình bức xúc.

Các món yêu thích của cụ bà 103 tuổi vẫn lái thuyền ra khơi

Suốt 95 năm qua, bà Oliver vẫn dậy sớm ra biển đánh bắt tôm hùm. Bữa ăn yêu thích của bà luôn có món hải sản này kèm theo bánh ngọt, đậu nướng.

Đang cập nhật dữ liệu !