Cấm shipper giao hàng, Hà Nội có nên làm ngược lại?

Thay vì cấm người giao hàng (shipper), Hà Nội có nên cho phép shipper hoạt động, còn người dân ở trong nhà? Theo cách này chỉ cần một người ra đường mua hàng giúp, thay vì 40 người dân phải ra đường

{keywords}
 Hà Nội yêu cầu dừng shipper của các ứng dụng công nghệ (ảnh minh hoạ)

Cấm shipper của các ứng dụng công nghệ

Đêm 23/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ban hành chỉ thị về thực hiện giãn cách trên toàn Thành phố Hà Nội theo CT 16.

Chỉ thị nêu rõ, từ 6h sáng ngày 24/7, Hà Nội dừng các hoạt động vận tải hành khách: Xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa, vận tải hành khách công cộng vận chuyển hành khách bằng xe mô tô (bao gồm xe có sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách và xe “ôm”)...

Sau đó, tại hội nghị thông tin về các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong bối cảnh Hà Nội áp dụng biện pháp giãn cách xã hội vào sáng 24/7, Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết, để ưu tiên phòng dịch bệnh là trên hết, đảm bảo an toàn cho nhân dân, tạm thời cấm đội ngũ nhân viên giao hàng (shipper) bởi chưa kiểm soát được lực lượng này.

Lý giải thêm về quy định tạm thời cấm đội ngũ shipper, ông Vũ Văn Viện giải thích rõ: Hiện nay thành phố chỉ cấm đội ngũ shipper của các ứng dụng công nghệ. Hiện lực lượng này không ai quản lý. Đối với đội ngũ nhân viên chuyển phát của các doanh nghiệp bưu chính và lực lượng giao nhận của các siêu thị có cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm nên không bị cấm, vẫn được cho phép hoạt động.

“Các siêu thị và doanh nghiệp bưu chính có trách nhiệm quản lý và triển khai các biện pháp phòng dịch cho đội ngũ nhân viên tham gia chuyển hàng hóa thiết yếu đến người tiêu dùng. Các đơn vị này cần gửi danh sách nhân viên giao nhận và chịu trách nhiệm quản lý công tác phòng dịch về Sở Giao thông vận tải. Chúng tôi sẽ chấp thuận thông qua tin nhắn”, ông Vũ Văn Viện nói.

Có nên để shipper đi chợ hộ để hạn chế người ra đường?

Dù đã giải thích rõ hơn về vấn đề này nhưng dư luận vẫn có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau. Luồng ủng hộ thì cho rằng việc cấm này là đúng vì đội ngũ shipper hàng ngày đi lại nhiều, tiếp xúc với nhiều người nguy cơ lây nhiễm bệnh lớn.

Luồng ý kiến khác cho rằng, tại sao không làm ngược lại: Cho phép shipper hoạt động, còn người dân ở trong nhà. Cách làm này sẽ chỉ cần một người ra đường (1 shipper) thay vì 40 người dân phải ra đường nếu như mỗi ngày shipper giao 40 đơn hàng.

Trao đổi với phóng viên Infonet về quy định này, PGS. TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp về y tế, cho rằng shipper là đối tượng nguy cơ cao vì họ đi giao hàng tiếp xúc với nhiều người. Nếu cả nhân viên shipper và người giao nhận hàng nếu không tuân thủ biện pháp phòng bệnh thì họ lại chính là nguồn lây.

“Sau khi tiếp xúc với F0, shipper có nguy cơ cao trở thành F0 nếu không biết mà vẫn tiếp xúc với nhiều người. Hoặc là tình huống có thể họ chưa bị nhưng tay chân trong quá trình giao hàng vô tình tiếp xúc với vi-rút rồi lại dính lên những gói hàng tiếp sau. Người nhận sờ tay vào túi đồ làm lây bệnh’, ông Phu bày tỏ.

Theo ông Phu việc cấm shipper giao hàng là dựa trên căn cứ đó. Tuy nhiên, Hà Nội cũng cần xem xét lại việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu ra sao.

“Nếu đáp ứng tốt, phục vụ đủ cho người dân – người dân tiếp cận thuận lợi với các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm (bưu chính, nhân viên giao hàng tại các siêu thị...) thì cấm cũng được”, ông Phu nói.

Một lần nữa, ông Phu lưu ý, khi cấm shipper công nghệ thì cần có những giải pháp để người dân tiếp cận được với những mặt hàng thiết yếu - tránh việc tụ tập đông người khi đi mua hàng nhu yếu phẩm.

“Quyết định có mặt tích cực và hạn chế. Cái được là shipper chính là đối tượng nguy cơ cao nếu không thực hiện tốt biện pháp phòng bệnh. Việc cấm đội ngũ này hoạt động sẽ nhằm ngăn chặn, lây lan dịch bệnh.

Nhưng cái hạn chế là mất hình thức để người dân giảm thiểu ra đường. Vì thế Hà Nội cần xem xét kỹ tác động, sự đáp ứng các mặt hàng thiết yếu như thế nào để điều chỉnh cho phù hợp.

Nếu quyết định cấm, Hà Nội cần phải khắc phục như thế nào cho phù hợp. Còn nếu cho thì cũng phải yêu cầu các shipper có biện pháp bảo vệ.  Bộ Y tế cũng đã có hướng dẫn phòng vệ cho đội ngũ này’, ông Phu nhận  định.

Trước lo lắng của người dân trong việc đi lại, mua bán online sau khi thành phố dừng hoạt động của xe buýt, taxi, xe hợp đồng, xe “ôm”, dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng xe mô tô (shipper), chiều 24/ 7, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết, đang xin ý kiến UBND thành phố Hà Nội cho phép tổ chức đội taxi chở người dân trong trường hợp khẩn cấp.

Hà Nội giãn cách, cửa hàng bán bánh mì có được bán mang về?

Hà Nội giãn cách, cửa hàng bán bánh mì có được bán mang về?

Hà Nội áp dụng giãn cách xã hội trên địa bàn Thành phố thì các cửa hàng phục vụ ăn uống, cửa hàng bán bánh mỳ có được bán cho khách mua mang về hay không?.

Đối với việc giao hàng thiết yếu sẽ do siêu thị, đơn vị bưu chính viễn thông tổ chức để bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang xin phép thành phố tổ chức 180 xe taxi. Tại mỗi quận, huyện, thị xã sẽ bố trí 3-5 xe để chở người dân trong các trường hợp khẩn cấp.

Chiều 24/7, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội chính thức có văn bản gửi các đơn vị gồm: Công ty TNHH Grab (ứng dụng Grab), Công ty cổ phần Be Group (ứng dụng Be), Công ty TNHH Gojek Việt Nam (ứng dụng Gojek), Công ty TNHH MTV Logistics Viettel (ứng dụng My Go) và Công ty cổ phần FastGo Việt Nam (ứng dụng FastGo) về việc dừng hoạt động đối với xe mô tô hai bánh kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa để phòng, chống dịch Covid-19.

N. Huyền 

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Sự thật về 'chất độc' trong hành, tỏi mọc mầm

Hành tỏi để lâu có thể bị mọc mầm, nhiều người lo lắng ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Chiêu lừa đảo 'con cấp cứu ở viện' lan đến Thái Nguyên

Các đối tượng đều xây dựng kịch bản con đi học bị chấn thương sọ não, tình trạng hôn mê phải cấp cứu ngay khiến nhiều phụ huynh hốt hoảng, lo lắng chạy tới bệnh viện.

Hơn 200 học sinh ở một thị trấn tại Lào Cai phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt

Trong 1 tuần, từ 7-13/3, gần 240 học sinh bốn trường học ở thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên (Lào Cai), phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt mỏi.

Những người không nên uống trà xanh

Người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống trà xanh.

Căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang ở đỉnh dịch

Hơn 20 giường tại 4 buồng dành riêng cho trẻ nhiễm virus hợp bào (RSV) tại khoa Hồi sức hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội, luôn kín bệnh nhi.

37 công nhân bị ngộ độc methanol, một người tử vong

Nhiều công nhân ở Bắc Ninh bị ngộ độc methanol sau khi tiếp xúc với cồn trong quá trình làm việc. Trong đó, một người đã tử vong.

Chọn màu món ăn bổ dưỡng từng bộ phận cơ thể

Cá hồi có màu hồng tốt cho não, cà rốt màu cam giúp mắt nhìn rõ hơn trong bóng tối.

Muốn tăng chiều cao cho trẻ, cha mẹ đừng bỏ qua 6 bí quyết này

Làm thế nào để cải thiện chiều cao cho các bé là câu hỏi thường gặp của nhiều bậc phụ huynh. Chiều cao của trẻ phát triển mạnh trong một thời kỳ nhất định, bỏ qua giai đoạn này, trẻ sẽ mất đi cơ hội phát triển chiều cao tối ưu.

Chó lên cơn co giật sau khi cắn nhân viên phòng khám thú y

Khi chăm sóc, điều trị chó tại phòng khám, chị T. bị con vật cắn vào tay. Sau đó, con chó này có biểu hiện co giật, tự cắn lưỡi, chảy máu miệng rồi chết.

Đang cập nhật dữ liệu !