Các tỷ phú trên thế giới ‘vớ bẫm’ bất chấp dịch bệnh

Bloomberg dẫn thông tin trong báo cáo về bất bình đẳng toàn cầu do một nhóm các nhà kinh tế thực hiện cho hay, các tỷ phú trên khắp thế giới vẫn tăng tài sản bấp chấp đại dịch Covid-19.

Theo đó, nghiên cứu cho biết có 2.755 tỷ phú trên toàn cầu vào năm 2021 sở hữu 3,5% tài sản của thế giới - nhiều hơn 2% so với trước đại dịch vào đầu năm 2020.

Tổng tài sản của các tỷ phú là 13,1 nghìn tỉ USD. Trong đại dịch, thậm chí các tỷ phú còn trở nên giàu có hơn khi tích lũy được 4,1 nghìn tỉ USD.

Đồng tác giả của báo cáo ông Lucas Chancel nhấn mạnh: “Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng giữa những người rất giàu và phần còn lại của dân số”.

{keywords}
Trong đại dịch Covid-19, những người giàu trên thế giới ngày càng giàu, trong khi người nghèo càng trở nên khó khăn. (Ảnh: Reuters)

Báo cáo trên nêu rõ một nhóm rất nhỏ những người giàu nhất trên thế giới sở hữu 10% tài sản toàn cầu, trong khi nhóm trung lưu nắm giữ 40% và nhóm nghèo nhất giữ 50%.

Ngoài ra, theo báo cáo, có một nhóm 520 nghìn người trưởng thành giàu nhất - chỉ chiếm 0,01% dân số thế giới  - năm 2021 sở hữu 11% tài sản toàn cầu, tăng so với con số 10% năm ngoái. Người nằm trong nhóm thiểu số này sở hữu tài sản có giá trị ít nhất 16,7 triệu euro (19 triệu USD).

Các chuyên gia ghi nhận sự bất bình đẳng lớn nhất ở Nga và Trung Á khi số người giàu trong tổng vốn góp là 45,9%. Tỷ lệ bất bình đẳng thấp nhất là ở châu Âu (25,2%). Tiếp theo là Đông Á (30%) và Nam và Đông Nam Á (34,3%).

Theo các nhà phân tích, trong nhóm siêu giàu, một số hưởng lợi từ hoạt động mua bán trực tuyến phổ biến trong thời kỳ dịch bệnh.

Các tác giả của báo cáo đã lưu ý một số đặc điểm của khu vực. Ví dụ, Mỹ Latinh và Trung Đông đang dẫn đầu về sự phân bổ thu nhập không đồng đều với hơn 75% của cải nằm trong tay 10% giàu nhất. Tiếp theo là Nga và các quốc gia châu Phi (phía nam sa mạc Sahara).

Tuy nhiên, điều thú vị là những người giàu nhất có tác động tiêu cực hơn đến môi trường. Tại Mỹ, 10% những người giàu thải ra trung bình 73 tấn carbon dioxide/người mỗi năm vào bầu khí quyển, trong khi những người nghèo nhất thải ra ít hơn 10 tấn.

Báo cáo cũng chỉ ra thực tế tình trạng nghèo đói tăng mạnh ở các quốc gia có mức độ bao phủ phúc lợi yếu hơn, trong khi ở Mỹ và châu Âu, các gói cứu trợ của chính phủ đã giúp hạn chế ảnh hưởng đối với nhóm thu nhập thấp hơn.

Theo ông Chancel, điều này cho thấy rõ tầm quan trọng của các chính sách xã hội trong cuộc chiến chống nghèo đói.

Theo Bloomberg Billionaires Index, tỷ phú giàu nhất hành tinh hiện nay là người sáng lập Tesla và SpaceX, Elon Musk với khối tài sản lên tới 267 tỉ USD. Xếp thứ 2 là người đứng đầu Amazon tỷ phú Jeff Bezos (197 tỉ USD), thứ 3 là CEO của tập đoàn hàng hiệu Pháp LVMH Bernard Arnault (162 tỉ USD).

Forbes công bố danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2021

Forbes công bố danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2021

Tạp chí Forbes của Mỹ mới đây đã công bố danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.

Thanh Bình (lược dịch)

Chuyện tình cổ tích của Thái tử Na Uy và cô bồi bàn đã có con riêng

Vợ chồng Thái tử Na Uy Haakon Magnus sắp kỷ niệm 22 năm ngày cưới, nhưng chuyện tình của họ vẫn được dư luận ngưỡng mộ và ngợi ca là cổ tích giữa đời thường.

Lở đất ở Trung Quốc, 19 người thiệt mạng

Tổng cộng, có 19 người đã thiệt mạng sau một trận lở đất xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc rạng sáng 4/6.

Sống ở Mỹ 42 năm, người đàn ông mới biết mình bị đánh cắp từ nhỏ

Sau 42 năm sống ở Mỹ, người đàn ông mới biết chuyện bản thân bị những kẻ bất lương đánh cắp khỏi mẹ ruột ở Chile để cho đi làm con nuôi.

Tài xế mang bầu cứu 37 học sinh trước khi xe buýt cháy thành than

MỸ - Một tài xế xe buýt trường học đang mang bầu 8 tháng ở bang Wisconsin đã được ca ngợi là người hùng vì cứu toàn bộ học sinh trước khi chiếc xe chìm trong biển lửa.

Giám đốc CIA có thể đã bí mật thăm Trung Quốc

Quan chức Mỹ tiết lộ Giám đốc CIA Bill Burns tháng trước bí mật thăm Trung Quốc.

Cuộc sống tại Ny-Ålesund, trạm nghiên cứu ở tận cùng thế giới

Ny-Ålesund là trạm nghiên cứu nằm gần Bắc Cực. Các nhà khoa học làm việc tại đây phải đối mặt với nhiệt độ -37,2 độ C và cả gấu Bắc Cực.

Nhà khoa học trẻ ra 10 tuổi sau 93 ngày sống dưới đáy biển

MỸ - Nhà nghiên cứu khoa học Joseph Dituri cho biết, việc ở dưới nước 93 ngày khiến ông trẻ ra 10 tuổi, tăng tuổi thọ 20%.

Ông Biden ký duyệt dự luật nâng trần nợ công, ngăn nước Mỹ vỡ nợ

Tổng thống Joe Biden đã ký duyệt dự luật đình chỉ trần nợ công ở mức 31.400 tỷ USD, ngăn chặn nguy cơ nước Mỹ vỡ nợ.

Nga đặt ưu tiên đối phó áp lực từ phương Tây

Nga đang tập trung đối phó trước những nỗ lực nhằm châm ngòi một cuộc khủng hoảng kinh tế ở quốc gia này.

Nguyên nhân thảm họa đâm tàu ở Ấn Độ làm ít nhất 280 người chết

Số người thiệt mạng trong thảm họa đường sắt chết chóc nhất trong gần 20 năm ở Ấn Độ đã tăng lên, ít nhất 280 người chết và 900 người khác bị thương.

Đang cập nhật dữ liệu !