Các thực phẩm ngon nhưng người mắc bệnh thận cần tuyệt đối tránh

Người bị bệnh thận nếu ăn uống không tốt có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm hoặc chuyển sang suy thận giai đoạn cuối, phải lọc máu chu kỳ.

Chồng tôi bị suy thận mức độ 2, chưa phải lọc máu chu kỳ. Gần đây, tôi đọc báo thấy có người bị bệnh thận phải cấp cứu vì ăn nửa quả xoài. Chuyên gia tư vấn giúp tôi chế độ ăn uống cho người bị bệnh thận như thế nào để phòng biến chứng. Xin cảm ơn! (Lê Thu Hương - Đông Hưng, Thái Bình)
   
Cử nhân dinh dưỡng Trần Thị Hiền, Trung tâm Dinh dưỡng Lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trả lời:

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh thận mạn tính rất quan trọng. Họ cần phải điều trị bảo tồn, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học sẽ giúp kiểm soát và làm chậm tiến triển của bệnh.

Tùy theo mức độ suy thận và cân nặng, chiều cao của người bệnh mà các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn sẽ khác nhau. Cần phải có chế độ ăn giảm đạm, mức độ giảm tùy theo độ suy thận nhưng vẫn cần cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. 

Gạo tẻ, gạo nếp chỉ nên ăn từ 100 đến 150g/ngày, thường xuyên sử dụng thực phẩm giàu năng lượng ít đạm như khoai lang, miến dong, bột sắn và các loại rau ít đạm như bầu, bí xanh, mướp, rau họ cải… 

Đặc biệt, người mắc bệnh thận cần giảm muối dưới 5g/ngày. Những thực phẩm chứa nhiều muối bao gồm các loại thực phẩm lên men: dưa muối, cà muối, dưa chuột muối, kiệu; các loại thịt, cá chế biến sẵn như thịt xông khói, giò, chả, ruốc, xúc xích.

Ngoài ra, muối cũng có nhiều trong các loại súp, nước dùng, nước sốt của phở, bún cá, bún riêu cua, mì ăn liền, pizza; đồ ăn vặt như bim bim, hạt điều rang muối, bánh gạo, bỏng ngô.

Bên cạnh đó, người mắc bệnh thận mạn cần tránh các thực phẩm có chứa nhiều kali và phốt pho. Đặc biệt, bệnh nhân phải lọc máu cần hạn chế uống nước và các loại thức ăn có nhiều kali, phốt pho sẽ gây nhiều biến chứng.

Những thực phẩm giàu kali bao gồm chuối, mít, bơ vỏ xanh, nhãn khô, vải khô, nho, mơ, mơ khô, hạt sen khô, hạt dẻ khô, đậu tương, vừng, rau dền cơm, lá lốt, rau khoai lang, rau dền đỏ, măng tre, măng chua, giá đậu tương. 

Những thực phẩm giàu phốt pho như lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, phô mai, thức ăn khô.

Người bị bệnh thận nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ của mình để có chế độ ăn phù hợp với giai đoạn bệnh, thể trạng.

Phương Thúy

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nam giới ăn tỏi mỗi ngày sẽ có nhiều thay đổi bất ngờ sau 2 tháng

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng và là vị thuốc từ thiên nhiên. Ăn tỏi đúng cách giúp nam giới phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm cân, cải thiện chất lượng tinh trùng.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Đang cập nhật dữ liệu !