Các thế hệ máy bay vận tải Trung Quốc
Máy bay vận tải Y-20 hiện là máy bay vận tải quân sự lớn nhất do Trung Quốc tự chế tạo, có thể mang lượng hàng đến 66 tấn, trọng lượng cất cánh lớn nhất là 200 tấn. Nhưng máy bay vận tải đầu tiên Y-5 của Trung Quốc chỉ có trọng lượng cất cánh là 5 tấn.
Y-5, máy bay vận tải đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo |
Máy bay vận tải Y-5 do công ty chế tạo máy bay Nam Xương của Trung Quốc thiết kế chế tạo trên cơ sở máy bay vận tải An-2 của Liên Xô cũ từ những năm 40 thế kỉ trước. Tháng 12/1957, Y-5 lần đầu tiên cất cánh, đến cuối tháng 12/1957, dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, máy bay này được đưa vào chế tạo hàng loạt. Tổng cộng Trung Quốc đã chế tạo 728 chiếc máy bay loại này với các phiên bản Y-5(B), Y-5(C), Y-5(D) và Y-5(K), trong đó có 78 chiếc viện trợ cho nước ngoài.
Y-5 dài 12 mét, sải cánh 18 mét, trọng lượng cất cánh 5,25 tấn, tải trọng lớn nhất 1,5 tấn, tốc độ tối đa 256 km/giờ thường được dùng để vận tải, phục vụ bay huấn luyện, phục vụ đội dù và mục đích thể thao. Dù được sản xuất từ những năm 50 của thế kỉ trước, nhưng loại máy bay này hiện vẫn còn được sử dụng, ưu điểm nối bật của nó là giá thành thấp, có thể bay ổn định ở tốc độ cực thấp, và chỉ mất 170 mét là có thể cất cánh.
Máy bay Y-7 của Trung Quốc được chế tạo trên cơ sở chiếc An-24 của Liên Xô cũ |
Sau Y-5, máy bay vận tải tầm ngắn Y-7 do công ty công nghiệp máy bay Tây An Trung Quốc nghiên cứu chế tạo trên cơ sở chiếc An-24 của Liên Xô cũ, cất cánh lần đầu tiên vào tháng 12/1970, hoàn thành việc bay thử vào năm 1984, năm 1986 chính thức đưa vào sử dụng. Y-7 dài 23,7 mét, cao 8,55 mét, trọng lượng cất cánh lớn nhất 21,8 tấn, tốc độ tối đa 518km/giờ ở độ cao 6000 nét, có thể bay ở độ cao tối đa 8750 mét, từng được sử dụng trong hàng không dân dụng tại Trung Quốc. Máy bay Y-7 có các phiên bản Y-7-100, Y-7-200A, Y-7-200B, Y-7H500, Y-7G.
Phiên bản Y-8F100 của Trung Quốc |
Năm 1975, chiếc Y-8 lần đầu tiên cất cánh. Đây là máy bay được dựa trên mẫu An-12 của Liên Xô cũ, do công ty chế tạo máy bay Thiểm Tây nghiên cứu chế tạo. Trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay này là 61 tấn, thân máy bay có kết cấu vỏ cứng bằng kim loại, có thể chở 96 lính vũ trang hoặc 82 lính dù. Sau máy chục năm phát triển, Y-8 đã có hơn 30 phiên bản như Y-8A, Y-8B (dùng cho dân dụng), Y-8C, Y-8D (dùng cho xuất khẩu), Y-8E (bản không người lái), Y-8H (dùng để kiểm tra hàng không), Y-8F (vận tải hàng hóa), Y-8J (cảnh giới ra-đa), Y-8X (tuần tra trên biển). Máy bay Y-8 dài 34,02 mét, sải cánh 38 mét, cao 11,16 mét, tốc độ bay tối đa 662km/giờ, có thể bay lên cao 10,4km, tầm bay 5620km.
Máy bay vận tải Y-12E |
Sau khi các loại máy bay vận tải Y-9, Y-10 không được chế tạo hoặc dừng chế tạo, Trung Quốc lại cho ra mắt loại máy bay vận tải mới Y-12. Công ty chế tạo máy bay Cáp Nhĩ Tân chế tạo vào đầu những năm 80 của thế kỉ trước, dựa trên cơ sở thiết kế của loại Y-11, và nhanh chóng trở thành loại máy bay thương mại khá thành công tại Trung Quốc. Đến giữa năm 2000, Trung Quốc đã xuất khẩu 102 chiếc Y-12 sang 18 quốc gia thuộc châu Phi, châu Úc, châu Mỹ, châu Á. Máy bay Y-12 là máy bay đa chức năng, được chế tạo với các phiên bản Y-12I, Y-12II, Y-12III, Y-12IV, Y-12E, Y-12F. Y-12 dài 14,86 mét, cao 5,575 mét, sải sánh 17,235 mét, trọng lượng cất cánh 5 tấn, tốc độ tối đa 328km/giờ (ở độ cao 3000 mét).
Máy bay vận tại cớ lớn Y-20 do Trung Quốc tự chế tạo đá cất cánh thành công hôm 26/1/2013 |
14 giờ ngày 26/1/2013, chiếc máy bay vận tải lớn nhất do Trung Quốc tự sản xuất Y-20 đã cất cánh lần đầu, bay liền trong 1 giờ đồng hồ. Đây là một cột mốc vô cùng quan trọng cho ngành hàng không Trung Quốc, cho thấy Trung Quốc đã tự mình chế tạo được máy bay vận tải loại lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chiến lược của không quân Trung Quốc. Y-20 dài 47 mét, sải cánh 50 mét, cao 15 mét, tầm bay 4000km (đầy tải), có thể bay cao 13km, trọng lượng cất cánh tối đa 220 tấn, có thể mang 66 tấn hàng.