Các hãng hàng không Việt Nam đang nợ như "chúa chổm"

Các hãng hàng không dự kiến lỗ hơn 16.000 tỷ đồng năm nay. Số tiền nộp ngân sách sẽ bị giảm khoảng 10.000 tỷ đồng; nợ ngắn hạn, nợ phải trả của hãng hàng không lên tới trên 50.000 tỷ đồng.


Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam (VABA) vừa có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về việc gỡ khó, hỗ trợ cho doanh nghiệp hàng không.

{keywords}

Nội lực bị bào mòn, dòng tiền thâm hụt nghiêm trọng

Ông Phạm Việt Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam - cho biết, nội lực các hãng đang bị bào mòn. Đợt bùng phát dịch lần thứ 3 và thứ 4 rơi vào mùa bay cao điểm Tết cổ truyền và mùa du lịch hè 2021 khiến doanh thu giảm trên 90% so với cùng kỳ. Từ đầu tháng 5 đến nay, gần 100% chuyến bay chở khách trong nước và quốc tế bị đóng băng.

"Doanh thu năm 2020 của các hãng hàng không Việt Nam giảm trên 60%, ước năm nay tiếp tục giảm so với năm 2020 và năm nay lỗ sẽ lớn hơn khoản lỗ 16.000 tỷ đồng năm 2020. Số tiền nộp ngân sách năm 2020 sẽ bị giảm khoảng 10.000 tỷ đồng. Trong khi đó mỗi tháng các hãng vẫn phải chi trên 100 tỷ đồng để trả tiền thuê máy bay, trả vay ngân hàng, trả cho đối tác cung cấp dịch vụ đầu vào, duy tu bảo dưỡng và trả lương cho nhân viên" - ông Dũng thông tin.

Dẫn chứng cụ thể về từng hãng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam cho hay, nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của Vietnam Airlines (VNA), Vietjet Air (VJA) và Bamboo Airways (BAV) hiện đã lên tới trên 50.000 tỷ đồng. Dòng tiền hoạt động của các hãng bị thiếu hụt nghiêm trọng. Trong đó, riêng VNA tính đến 30/6 nợ quá hạn với các đối tác, nhà cung cấp lên đến 13.337 tỷ đồng.

Mặc dù trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm nay, VJA báo có lãi gộp nhưng đó là do bán tài sản, bán cổ phiếu quỹ và kinh doanh tài chính. Thực chất VJA cũng bị lỗ lớn ở trong ngành nghề kinh doanh chính của hãng là vận tải hàng không. Tính đến 30/6, khoản vay ngắn hạn và nợ phải trả quá hạn của VJA đã lên tới 13.800 tỷ đồng; số nợ này của BAV cũng lên tới gần chục nghìn tỷ đồng...

Trong khi dịch Covid-19 khiến nguồn thu sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của việc thực hiện giãn cách xã hội đã đẩy nhiều hãng hàng không vào tình thế khó khăn, kiệt quệ về tài chính. Tuy nhiên, với đặc thù của ngành hàng không, dù nguồn thu giảm mạnh nhưng chi thường xuyên của các hãng vẫn rất lớn như chi trả tiền thuê, mua tàu bay; trả nợ, lãi ngân hàng, chi bảo hiểm; bảo dưỡng, chi trả lương... Năm 2019 trung bình mỗi ngày VNA chi hết 268 tỷ đồng, VJA chi hết 128 tỷ đồng.

Khôi phục các đường bay nội địa, quốc tế

Trong văn bản gửi Thủ tướng, VABA kiến nghị Thủ tướng sớm có yêu cầu cụ thể đối với việc khôi phục lại các đường bay quốc tế và quốc nội trên cơ sở đánh giá các nguy cơ bảo đảm công tác phòng chống dịch như công nhận việc tiêm vaccine giữa các quốc gia có đường bay đến Việt Nam, giảm hoặc miễn thời gian cách ly đối với hành khách đã được tiêm vaccine, xét nghiệm, tạo điều kiện cho việc xét nghiệm tại các cảng hàng không, sân bay, thống nhất giá trị hiệu lực của kết quả xét nghiệm…

Cùng đó, VABA đề nghị cho phép các địa phương được xây dựng và chủ động áp dụng vùng, hành lang du lịch an toàn đối với khách du lịch quốc tế. Có chính sách ưu tiên vốn ngân sách cho các công trình, dự án quan trọng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ đồng thời tạo điều kiện giảm giá dịch vụ liên quan đến các công trình hạ tầng hàng không khác có thể được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước.

Về chính sách nguồn vốn, VABA đề nghị xem xét chính sách cho hãng hàng không khác vay lãi suất 0%, như đã thực hiện với VNA (gói 4.000 tỷ đồng vay tối đa 3 năm), nhằm bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng theo luật định và giúp hãng hàng không giải quyết thanh khoản.

VABA cũng đề nghị cho phép tiến hành các thủ tục đối với gói vay 25.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho các hãng hàng không như đề xuất từ tháng 11/2020 của Hiệp hội doanh nghiệp Hàng không Việt Nam, nhằm giúp các hãng chi thường xuyên, mua sắm vật tư thiết bị, thực hiện các chương trình dự án, bảo trì và duy trì hoạt động trong thời gian chưa đạt miễn dịch cộng đồng.

Về chính sách thuế, phí, VABA đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành các thủ tục để giảm 70% thuế bảo vệ môi trường cho các hãng hàng không. Theo đánh giá của ông Phạm Việt Dũng, mức giảm 30% hiện nay không đáng kể. 

Cùng đó, VABA đề xuất cho phép giảm từ 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các hãng hàng không trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm nay, giảm từ 50% thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, giảm thời gian nộp bảo hiểm xã hội đến hết năm 2022 để hỗ trợ cho người lao động, giảm từ 50% thuế nhập khẩu phụ tùng sửa chữa máy bay.

Xem xét miễn, giảm tiền sử dụng đất cho các doanh nghiệp hàng không, đặc biệt là các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ công ích như Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam.  

Liên quan tới kiến nghị của VABA, mới đây, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản đề nghị các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, xử lý theo thẩm quyền và quy định pháp luật về việc hỗ trợ doanh nghiệp ngành hàng không.

Theo Dân trí

Số hóa và phát triển bền vững - hai trụ cột chiến lược của doanh nghiệp Việt

Theo Nghiên cứu Triển vọng Doanh nghiệp năm 2025 của Ngân hàng UOB Việt Nam, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đang tập trung đầu tư vào hai trụ cột chiến lược: số hóa và phát triển bền vững.

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ‘mở lối đi riêng’ ở thị trường Hàn Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.