Cả nhà 4 người là F0, thành viên nặng nhất qua giai đoạn nguy kịch chia sẻ bí quyết vượt qua

"Hãy giữ cho tinh thần mình lạc quan, cho dù có chuyện gì xảy ra đi nữa. Mình vẫn đang tiếp tục chữa trị Covid-19 trong BV dã chiến 13 và đã đi được 2/3 đoạn đường", anh Phạm Vũ T. một F0 qua giai đoạn nguy kịch chia sẻ

{keywords}
Phòng bệnh nơi anh T., đang điều trị tại BV dã chiến 13 (ảnh NVCC)  


Sau 3 tuần chiến đấu với Covid-19, anh Phạm Vũ T. (33 tuổi, Quận 8, TP. HCM) đã hồi phục, hiện đang tập cai máy thở.

Anh T. cho biết anh là người đầu tiên trong gia đình mắc Covid-19 khi tự test tại nhà. Bố anh T. người phát bệnh thứ 3 và chỉ sau 2 ngày khởi phát bệnh ông đã ra đi mà không thể có người thân ở bên.

Anh T. cũng là người bị nặng nhất trong gia đình và được điều trị tại Bệnh viện dã chiến 13 (do BV Việt Đức phụ trách). Hai người còn lại là mẹ và em trai ở thể nhẹ hơn thì được điều trị nơi khác.

“Lúc này đây mình đang bước vào giai đoạn cai oxy sau 2 tuần được cứu chữa tại Bệnh viện Dã chiến 13. Hai tuần đó nằm một chỗ, không tắm rửa, vệ sinh tại chỗ, mỗi lần ăn là một lần rút mask và đút rồi đeo mask, mỗi ngày chứng kiến bệnh nhân mới nhập viện, mỗi ngày thấy dàn y bác sĩ chiến đấu ngày đêm không ngơi nghỉ để giành lại sự sống cho bệnh nhân. 2 tuần này mình thấm thía, cảm nhận từ cõi chết trở về là như thế nào.

Giá như trước đó mình có đủ kiến thức, mình cố gắng hành động thêm một chút là mình đã cứu được bố mình, dù là thêm một hy vọng nhỏ nhoi’ ”, T. kể lại.

Không nói quá nhiều về bản thân, T. cho biết sẽ chia sẻ những vật dụng quan trọng nhất trong nhà, những việc cần làm, những việc nên tránh từ kinh nghiệm của bản thân nếu chẳng may bạn bị nhiễm Covid-19.

Cụ thể:

4 thứ quan trọng nhất ở trong nhà:

1. Máy đo SP02 (mình sẽ note bên dưới vì sao chỉ số này quan trọng).

2. Bình oxy (có bình lớn và mini càng tốt).

3. Bộ kit để test nhanh tại nhà.

4. Các thuốc men cần kíp để chữa triệu chứng và Vitamin C.

T. cho biết, trong khi liên hệ được các nơi để có những đồ cần chuẩn bị, bạn vào bước xử lý thông tin của bản thân (nếu người lớn tuổi bị nhiễm thì viết vào giấy để sẵn trong túi đồ/ túi áo để luôn mang theo).

Khi phát hiện triệu chứng hoặc nghi có tiếp xúc nhiễm:

1. Nhanh chóng kiểm tra bộ kit test xem mình có dương tính hay không

2. Nhanh chóng đo SP02 và theo dõi cứ 45 phút - 1 tiếng/lần đo SP02

3. Viết nhật ký Covid-19 theo form sau:

(1) Họ và tên

(2) Năm sinh

(3) Bệnh nền mắc phải (huyết áp, tiểu đường, ung thư, mỡ máu…)

(4) Các chỉ số đo SP02 theo ngày (6-8 lần/ngày)

(5) Triệu chứng trong ngày (mất khướu giác, vị giác, sốt, đau họng, khó thở…)

(6) Các thuốc đang dùng

4. Gia nhập Nhóm tư vấn hỗ trợ F0 trên Facebook hoặc Kết nối BS Trương Hữu Khanh (sẽ có BS tư vấn online)

5. Chuẩn bị tất cả các contact sau đây:

- Người liên lạc trong trường hợp mình chuyển biến xấu

- Trung tâm Y tế phường

- Các nhóm phân phối Oxy và thuốc cho F0

- Bệnh viện gần nhất

- Phương tiện di chuyển trong trường hợp diễn biến xấu

Nếu cần phải vào bệnh viện: khi SPO2 xuống dưới 90, tập thở và thở Oxy tại nhà không cải thiện hoặc cải thiện rồi lại nhanh chóng hạ.

1. Xác định mình đi đâu?

2. Đem theo CMND, BHYT và nhật ký đã ghi chép.

3. Đi bằng gì? Bất kể xe gì, nếu có người nhà chở bằng xe máy cũng được, đến các chốt nhờ giúp, nếu họ không giúp được thì ít nhất cũng cho mình đi qua dễ dàng.

* Vì sao là SP02?

Vào trong Bệnh viện dã chiến số 13 điều trị, chỉ số các y bác sĩ quan tâm duy nhất là SP02, bỏ qua huyết áp, tim mạch, tiểu đường luôn.

Do đó mới biết chỉ số này nó quan trọng đến bệnh tình và hồi sức Covid-19 đến chừng nào. Chỉ số tốt dao động từ 97-100%. Nếu chỉ số càng thấp nghĩa là nồng độ O2 trong máu càng cạn kiệt, điều đó chứng tỏ phổi mình đang tổn thương.

“Giống trường hợp mình SP02 xuống còn 66, nếu vào trễ một chút nữa mình đi rồi".

Vì vậy mỗi nhà nên trang bị ít nhất cho mình một chiếc máy đo SP02 trong máu, nhất là với người lớn tuổi, bệnh nền hay béo phì. Đặc biệt là mấy người thừa cân béo phì, chỉ số SP02 tuột nhanh kinh khủng, gây viêm phổi suy hô hấp cấp trong nửa đến một ngày”, T. thông tin.  

* Bình oxy tại gia:  

Khi vận động nhanh hay mạnh mà mình thở và ho như leo bộ năm tầng lầu (triệu chứng dễ thấy nhất là bị ngạt hơi, giống con cá không có nước) chứng tỏ phổi đã bị tổn thương, cần phải thở oxy gấp. Lúc này chỉ số SP02 xuống thấp hơn 90% rồi. 

“Hãy giữ cho tinh thần mình lạc quan, cho dù có chuyện gì xảy ra đi nữa. Nếu không nhờ những lời động viên, thăm hỏi mỗi ngày của nhiều bạn bè, người thân, chắc mình cũng đã bỏ cuộc từ lâu.

Mình vẫn đang tiếp tục chữa trị Covid-19 trong Bệnh viện dã chiến 13. Đã đi được 2/3 đoạn đường.

Mình không biết sức khoẻ mình sau khi hồi phục sẽ ra sao, nhưng hiện tại việc đi lại của mình vẫn còn khó khăn, leo lên giường hay xỏ đôi dép để đi cũng là một sự cố gắng tột cùng.

Những lúc này đây mình mới thấy quý trọng cuộc sống và sức khoẻ. Cũng thấy việc giảm cân hay duy trì vận động để cơ thể dẻo dai và đề kháng tốt là điều thiết yếu đến thế nào.

Mình hy vọng những kinh nghiệm mình chia sẻ (khi bất lực chỉ biết nằm một chỗ gõ trên điện thoại) sẽ giúp thêm một phần kinh nghiệm để sống chung với lũ”, T. nhắn nhủ.

Bệnh viện tìm kiếm F0 khỏi bệnh chăm sóc người nhiễm Covid-19

Bệnh viện tìm kiếm F0 khỏi bệnh chăm sóc người nhiễm Covid-19

Trên các nhóm Giúp nhau mùa dịch, nhiều người tìm thuê các F0 đã khỏi bệnh để chăm sóc người nhà đang điều trị Covid-19 ở các bệnh viện dã chiến. Ngay các bệnh viện cũng có nhu cầu này...

Bác sĩ lên tiếng về thông tin F0 uống nước nóng, muối mặn để tiêu diệt virus

Bác sĩ lên tiếng về thông tin F0 uống nước nóng, muối mặn để tiêu diệt virus

Hiện có nhiều thông tin cho rằng F0 nên uống nước nóng; nước gừng, tỏi, sả thật nóng; nước muối để tiêu diệt virus…

N. Huyền 

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Đang cập nhật dữ liệu !