Brazil ‘loay hoay’ với thảm họa kép

Brazil bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 khiến nhiều người thiệt mạng, nhiều người mất việc làm và mất kế sinh nhai của mình.

Theo kênh truyền hình Das Erste của Đức, Brazil đang chìm trong một trận dịch mới là nạn đói. Mọi người buộc phải bán tài sản để mua thực phẩm, hoặc dựa vào sự giúp đỡ của các tình nguyện viên.

“Valeria Sabina người Brazil mở tủ lạnh, bên trong gần như trống rỗng chỉ có một chai nước, một cái chảo với đậu nấu chín, một quả cà chua xanh và một chút muối. Không có tiền, cô ấy không có bất cứ thứ gì”, Das Erste đưa tin.

Trước đây, một người phụ nữ có công việc và một nguồn thu nhập ổn định, bây giờ cô ấy phải bằng lòng với việc quyên góp thực phẩm.

Kênh truyền hình Đức cho biết, đây là một trong những trường hợp của hầu hết các gia đình ở Bangu, một vùng ngoại ô ở phía tây của Rio de Janeiro. Và đó cũng là lý do tại sao tình nguyện viên Auriselia Merkes thức dậy lúc bình minh để đi một chiếc ô tô cũ đến trung tâm Rio, cách đó 2 giờ đồng hồ.

{keywords}
Hàng chục triệu người Brazil đã rơi vào cảnh nghèo đói trong khi đại dịch Covid-19. (Ảnh: Reuters)

Ở đó, trong một xưởng công nghiệp khổng lồ, hàng nghìn gói thực phẩm được cất giữ. Tấm biển phía trên lối vào ghi “Giáng sinh không đói”.

“1,5 nghìn tấn lương thực được phân phối khắp cả nước. Đây là chiến dịch gây quỹ lớn nhất trong những năm gần đây”, Merkes nói.

Theo Merkes, cơn đói rất khủng khiếp. Ban đầu, mọi người khóc vì mất đi những người thân yêu trong trận đại dịch. Bây giờ họ đang khóc vì không có gì để ăn. Họ không thể mua được nữa. Bởi vì gần như tất cả đều mất việc làm trong thời kỳ đại dịch.

Brazil đang bị bao trùm bởi "đại dịch" thứ hai đó là nạn đói. Hơn 100 triệu người Brazil, tức là một nửa dân số của đất nước không còn được đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm. Điều này có nghĩa là một số loại thực phẩm, chẳng hạn như thịt, các sản phẩm từ sữa hoặc rau quả, không còn có trên bàn ăn nữa, chất lượng thực phẩm giảm.

Theo Das Erste, 20 triệu người thực sự bị đói. Vấn đề này đã tồn tại ở Brazil ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, vì trong những năm gần đây một số chương trình với sự trợ giúp của quốc gia khác đã bị loại bỏ. Dữ liệu vào năm 2018-2019 cho thấy, có nạn đói khi đó, nhưng bây giờ nó đã trở nên trầm trọng hơn rất nhiều do đại dịch.

Trong những năm 1990, Brazil bắt đầu thực hiện các chương trình chống nạn đói và dưới thời chính phủ của cựu Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva các chương trình này đã được mở rộng bằng cách tăng lương tối thiểu, trợ cấp cho các gia đình nghèo và mở rộng các bữa ăn ở trường, nạn đói được cơ bản đánh bại.

Tuy nhiên, bây giờ nạn đói đã trở lại. Valeria Sabina đặc biệt không hài lòng với chính phủ của Tổng thống Jair Bolsonaro. Khi ông nhậm chức, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn đặc biệt là đối với những người nghèo. Vốn dĩ cô đã có thể tự lo cho bản thân, nhưng hiện tại tình hình đã trở nên trầm trọng.

Trong thời kỳ đại dịch, giá lương thực tăng mạnh bao gồm cả việc đồng tiền quốc gia mất giá nhiều. Trong đó, giá gạo tăng 70%, giá dầu tăng 30%.

“Mặc dù chính phủ đã đưa ra chương trình viện trợ khi bắt đầu đại dịch, nhưng chương trình này bị hạn chế nghiêm trọng”, Merkes nói.

Theo Merkes, Brazil đang sống trong một “vực thẳm xã hội”. Cô đặt câu hỏi làm thế nào mà ở một quốc gia giàu có xuất khẩu lương thực ra toàn thế giới mà người dân vẫn đang bị đói. 

Dữ liệu từ Quỹ Getulio Vargas cho biết, khi các khoản cứu trợ khẩn cấp được phân phối vào tháng 8/2020, tình trạng nghèo cùng cực đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử, chỉ ảnh hưởng đến 4,5% người dân Brazil. Nhưng các khoản này đã giảm dần và sau đó ngừng lại vào cuối năm. Tình trạng nghèo đói cùng cực đã tăng lên 12,8% từ tháng 1 đến tháng 3 trong năm nay.

“Thảm họa kép đang đẩy người dân vào những tai họa tồi tệ nhất trong lịch sử Brazil. Điều này sẽ làm tổn hại đến các thế hệ tương lai ở đất nước chúng ta”, ông Alexandre Padilha, nghị sĩ đảng Công nhân cánh tả, cựu Bộ trưởng Y tế Brazil, cho biết.

Thanh Bình (lược dịch)

Tại sao giá khí đốt tăng vọt ở châu Âu, ai là người chịu trách nhiệm?

Tại sao giá khí đốt tăng vọt ở châu Âu, ai là người chịu trách nhiệm?

Từ ngày 10-22/12, giá đã tăng gần 90% từ 1.158 lên 2.180 USD/nghìn mét khối và sau đó giảm xuống còn 1.200 USD/nghìn mét khối.

Hành khách cố mở cửa thoát hiểm máy bay giữa trời, bị bắt ngay khi hạ cánh

ẤN ĐỘ - Tờ The Times of India đưa tin, một người đàn ông 29 tuổi đã bị bắt sau khi cố gắng mở cửa thoát hiểm máy bay giữa không trung.

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Thủ tướng Israel phẫu thuật tim

Lúc 1h sáng nay (23/7), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo trên Twitter rằng ông sẽ trải qua một ca phẫu thuật tim trong đêm để lắp máy điều hòa nhịp tim.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Trực thăng lao xuống hồ ở Mỹ, toàn bộ hành khách thiệt mạng

Cả phi công và 3 hành khách trên chiếc trực thăng lao xuống một hồ nước nông ở vùng North Slope thuộc bang Alaska, Mỹ được xác định đã tử vong.

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !