Bỏ viện về ăn rau xanh trị ung thư, nhiều bệnh nhân tự bỏ cơ hội sống

Theo các bác sĩ, nhiều bệnh nhân ung thư có tâm lý có bệnh thì vái tứ phương dẫn tới những biến chứng đáng tiếc, bỏ qua cơ hội vàng điều trị khác.

Bỏ viện về ăn rau

Chị N.T.T.H 46 tuổi, quê ở Nghệ An phát hiện ung thư phổi từ tháng 4 năm 2019. Khi đó chị H. bị đau xương tưởng bệnh xương khớp nên đi khám xương khớp. Ban đầu bác sĩ chỉ bảo bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, chị H. về nhà sử dụng các loại thuốc đông y rồi tây y nhưng bệnh không đỡ.

Chị H. ra Bệnh viện trung ương Quân đội 108 khám, bác sĩ đã chỉ định đi kiểm tra kỹ các xét nghiệm và phát hiện ra chị có khối u ở phổi khả năng là ung thư và đã di căn xương. Chị H. được chuyển lên khoa Nội Hô hấp của Bệnh viện để thực hiện xác chẩn và điều trị.

Căn bệnh ung thư phổi chị H. mắc là ung thư biểu mô tuyến thùy trên phổi phải di căn xương đa ổ giai đoạn IVb(T1N0M1c), đột biến gen EGFR âm tính. Bác sĩ chỉ định xạ trị  khớp háng và hóa chất toàn thân. 

Thời gian điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện, chị H. đã đáp ứng rất tốt với điều trị, các triệu chứng giảm rõ rệt, khối u trên phim chụp cắt lớp vi tính cũng xóa gần hết.

{keywords}
BS Thanh khám cho chị H. 

Đầu năm 2020, khi dịch bệnh xảy ra cộng thêm với lo kinh tế, chi phí điều trị. Chị H. đã không đến viện khám điều trị tiếp. Chị mày mò học hỏi trên mạng những thông tin về căn bệnh. Trong số các thông tin trôi nổi, chị tìm hiểu và tin tưởng vào phương pháp chỉ ăn rau xanh thải độc kết hợp tập theo giáo phái lạ. Với phương pháp này, chị đã gặp gỡ trao đổi và tập cùng với một nhóm người tại địa phương 1 tuần 1 lần. Với những lời truyền miệng “thần thánh hóa” về phương pháp luyện tập chữa bách bệnh và chỉ ăn rau xanh sẽ có thể thanh lọc giải độc dẫn đến tình trạng cơ thể chị thiếu sức đề kháng chống trọi bệnh tật. Sau 3 tháng tự điều trị, cơ thể chị bị suy nhược nặng.

Chị T.H quay lại viện trong tình trạng sụt 8kg, bệnh đã trở nên trầm trọng hơn.

Chị H. kể bản thân chị cũng lựa chọn rất kỹ. Chị thấy phương pháp chỉ ăn rau xanh này khá ổn vì có hơn ngàn người cùng tham gia vào nhóm. Rất nhiều người chia sẻ về hiệu quả một cách nhiệt tình. Tuy nhiên giờ mình hiểu ra rằng phương pháp hiệu quả khi phù hợp với cơ địa của mỗi người và trong tình trạng bệnh khác nhau.

Tự đánh mất cơ hội sống

Bác sĩ Bùi Thị Thanh – Khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện trung ương quân đội 108 là bác sĩ điều trị trực tiếp cho chị H. cho biết không riêng trường hợp của chị H. mà có rất nhiều bệnh nhân cũng tương tự. Với tâm lí có bệnh thì vái tứ phương, các bác sĩ rất hiểu và thông cảm cho người bệnh.

Bác sĩ Thanh cho hay khi bị mắc ung thư, người bệnh hay hoang mang lo lắng, nên bất cứ thông tin gì về điều trị họ đều kết hợp. Trong khi đó thông tin bên ngoài tràn lan, không có cơ sở khoa học nhưng lại viết rất thuyết phục khiến nhiều người sẵn sàng từ bỏ tây y để đến với phương pháp khác dù bác sĩ đã thuyết phục rất nhiều. Nhiều bệnh nhân khi quay lại thì đã bỏ đi cơ hội điều trị và thời gian sống chỉ tính bằng tháng. Như trong trường hợp của chị T.H, khi ăn uống thiếu dinh dưỡng lại gián đoạn và không điều trị, bệnh sẽ trở nên xấu đi và cơ thể suy kiệt nhanh chóng. Bệnh nhân có thể tự bỏ qua cơ hội điều trị, kéo dài sự sống cho mình.

Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp nhất và cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên Thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo Globocan năm 2018, tại Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ 2 sau ung thư gan với 23.667 ca mắc.

Mặc dù đã có những tiến bộ vượt bậc trong sàng lọc, chẩn đoán và điều trị, nhưng vẫn có đến 80% bệnh nhân ung thư phổi nhập viện khi đã ở giai đoạn cuối vì vậy mà tỷ lệ tử vong do ung thư phổi vẫn đứng ở vị trí rất cao.

Hầu như bệnh nhân vào viện đều có các triệu chứng như ho dai dẳng, ho ra máu, đau ngực, khó thở, sút cân hay triệu chứng đau của các cơ quan bị di căn như não, xương, gan, thượng thận…

Theo bác sĩ Thanh ở giai đoạn muộn bệnh nhân chỉ có thể điều trị toàn thân bằng hóa chất, điều trị đích hay điều trị miễn dịch có hay không có kết hợp với xạ trị được xem xét sử dụng nhằm cải thiện triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống thêm cho người bệnh. 

Khánh Chi

6.000 phụ nữ chết vì bệnh ung thư này: Khi nào cần sàng lọc?

6.000 phụ nữ chết vì bệnh ung thư này: Khi nào cần sàng lọc?

Ung thư vú là bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ, nguy cơ mắc ung thư vú ở người cao tuổi cao hơn. Tuy nhiên, ung thư vú ngày càng trẻ hóa.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Đang cập nhật dữ liệu !