Bố ơi! Mình đi đâu thế?, tập 2: Những ông bố nổi tiếng vụng về vào bếp

Trong tập này, các cặp bố con tiếp tục đối mặt với những thử thách oái oăm. Các bé phải xách giỏ không đi kiếm thức ăn về cho bố nấu.

Tập đầu tiên của series truyền hình thực tế Bố ơi! Mình đi đâu thế? phiên bản Việt đã chính thức lên sóng ngày 1/11 vừa qua và nhanh chóng nhận được sự yêu thích của đông đảo khán giả màn ảnh nhỏ.

Bố ơi! Mình đi đâu thế?, tập 2: Những ông bố nổi tiếng vụng về vào bếp - ảnh 1

Các bé phải tự kiếm tìm thực phẩm

 4 cặp bố con: MC Phan Anh – bé Bo, nhạc sĩ Minh Khang – bé Suti, ca sĩ Hoàng Bách – bé Tê Giác và đạo diễn Trần Lực – bé Bờm đã bắt đầu bước vào một hành trình mà hoàn toàn không hề biết gì về điểm đến cũng như các thử thách đang chờ đón họ.

Ở tập đầu tiên, sau khi đặt chân đến Hóc Môn, sau khi bị tịch thu các đồ công nghệ, đồ chơi, thú cưng cũng như đồ ăn vặt, thử thách đầu tiên đối với 4 cặp bố con là nhà ở. Bé Suti đã òa khóc nức nở khi bốc thăm phải ở nhà bò. Còn cậu bé Bờm, dù được ở nhà hoa sạch sẽ nhưng cậu vẫn tiếc hùi hụi vì không được ở nhà bò.

Trong suốt chuyến đi cùng trải nghiệm cuộc sống nông thôn, 4 em bé đã mang đến cho người xem những khoảnh khắc thú vị, vừa hài hước vừa cảm động cho thấy sự hồn nhiên, ngây thơ, dí dỏm của những đứa trẻ.

Qua đó, tính cách của các em bé cũng dần được bộc lộ. Đó là một cậu bé Bờm tinh nghịch, hài hước, lém lỉnh. Đó là cậu bé Tê Giác chững chạc, người lớn, hết mực yêu thương bố. Đó là cô bé Suti nhí nhảnh, lí lắc, hồn nhiên. Đó là cô bé Bo có phần nhút nhát, đáng yêu.

Bố ơi! Mình đi đâu thế?, tập 2: Những ông bố nổi tiếng vụng về vào bếp - ảnh 2

Còn các bố phải chật vật thử thách với công việc làm bếp

Tiếp tục với tập 2 sẽ phát sóng vào 12h trưa mai, thứ Bảy ngày 8/11/2014 trên kênh VTV3, sau giấc ngủ trưa ngắn ngủi, các cặp bố con tiếp tục đối mặt với những thử thách không hề dễ dàng chút nào.

Bờm, Bo, Suti và Tê Giác, những đứa trẻ vốn quen với cuộc sống thành phố hiện đại, được mẹ chăm sóc từng li từng tí, giờ sẽ phải tự thân vận động đi tìm thực phẩm để đem về cho bố nấu ăn. Ở một vùng nông thôn xa lạ, thứ duy nhất các bé có trong tay chỉ là chiếc giỏ không.

Bằng rất nhiều biện pháp rất hồn nhiên, vừa rụt rè, vừa lo lắng một cách rất đáng yêu như “sợ người ta tưởng mình khùng”, hay những sáng kiến “không thể tưởng tượng được”, 4 đứa bé “ tay không bắt giặc” đã đem về được giỏ thực phẩm cho bố nấu ăn. Hành trình thú vị ấy chắc chắn sẽ khiến khán giả vô cùng thích thú và bất ngờ với những chiến lợi phẩm có trong mỗi chiếc giỏ.

Còn đối với các ông bố, trong lúc phải “lánh mặt” chờ các công chúa, hoàng tử của mình hoàn thành nhiệm vụ, họ cũng phải chấp nhận “hành xác” trong một công việc mà trước đây họ chưa từng làm. Đã có ông bố vụng về bị đứt tay chảy máu, có ông bố lại tỏ ra quá mệt mỏi muốn bỏ cuộc. Nhưng sau tất cả, 4 ông bố nổi tiếng đã cảm nhận được nỗi vất vả, sự hy sinh lớn lao của những người mẹ, người vợ dành cho gia đình.

Những tình huống dở khóc dở cười mà bốn cặp bố con trải qua trong tập 2 sẽ là giây phút chia sẻ những giá trị về tình cha con, cùng suy ngẫm và cảm nhận những giá trị thiêng liêng của gia đình.

Mộc Miên

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !