Biến tướng "sĩ tử cầu may"

Sĩ tử đua nhau dâng hương tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám và nhiều cơ sở tâm linh khác vào mùa thi bất chấp di tích đóng cửa phòng, chống dịch. Nét đẹp truyền thống đang bị hiểu sai lệch, biến tướng theo chiều hướng tiêu cực.

Biến tướng sĩ tử cầu may ảnh 1

Sĩ tử đổ về Văn Miếu cầu may bất chấp di tích đóng cửa phòng dịch. (Ảnh: Trọng Tài)

Vái vọng la liệt

Văn Miếu - Quốc Tử Giám vốn là địa chỉ đỏ thu hút sĩ tử Thủ đô và các địa phương lân cận đổ về mỗi mùa thi. Dân gian rỉ tai nhau về cái gọi là “cầu may” cho con cái trước mỗi lần bước vào kỳ thi cử quan trọng. Bất cập bộc lộ trong mùa thi này, bởi các di tích chưa được mở cửa đón khách nhưng hàng nghìn lượt phụ huynh, học sinh kéo nhau tới trước cổng Văn Miếu vái vọng. Hương hoa đặt vội bên vỉa hè, rồi gài qua cổng sắt trước di tích quốc gia đặc biệt này. Đài Nghiên-Tháp Bút (Đền Ngọc Sơn) cũng là một trong những nơi được nhiều bậc cha mẹ xúi con cái tới khấn vái cầu may.

“Hai ngày cuối tuần, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phải căng mình cùng chính quyền phường Quốc Tử Giám nhắc nhở bà con. Từ nhiều ngày trước chúng tôi nhận được nhiều lời nhắn tương tác trên mạng xã hội của di tích hỏi về lịch mở cửa để tới dâng hương. Chúng tôi tư vấn cho họ về quy định đóng cửa phòng, chống dịch bệnh rồi, thế nhưng nhiều người vẫn kéo tới thắp hương, vái vọng ở cổng Văn Miếu. Thậm chí tấm bia “Hạ mã” vốn là “biển báo giao thông” xưa kia cũng trở thành nơi để họ đặt lễ, bất chấp trung tâm đã có tấm biển thuyết minh đặt bên cạnh. Một số em học sinh còn mang cả đề ôn luyện ra khấn rồi gieo quẻ để “bốc đề” hòng xin trúng tủ”, ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm cho biết.

Biến tướng sĩ tử cầu may ảnh 2

Sĩ tử “bốc đề” lấy may trước cổng Văn Miếu. (Ảnh: Viết Niệm)

Sức hút của Văn Miếu không xa lạ, đầu rùa bia tiến sĩ ở đây mòn vẹt, nhẵn bóng và nguy cơ bị hư hại sau nhiều năm trời trở thành nơi được viếng thăm nhiều nhất của di tích. Từ năm 2013, nhà bia đặt 82 bia đá là di sản tư liệu thế giới được dựng hàng rào ngăn cách, có biển cảnh báo và được bảo vệ thường xuyên túc trực nhắc nhở. Thói quen xoa đầu rùa lấy may từ đó mới dần được cải thiện. Thế nhưng tâm lý cầu may của sĩ tử trước mỗi mùa thi dường như đã ăn sâu vào tiềm thức.

Không cổ xúy

Văn Miếu vốn là nơi thờ Khổng Tử, các bậc tiền hiền nho học. Quốc Tử Giám phía sau là trường học đào tạo về nho học, không có sử sách nào ghi về “tính thiêng” của di tích này. Trong hàng chục ấn phẩm xuất bản về di tích quốc gia đặc biệt này cũng không có tài liệu ghi lại về tục tới Văn Miếu cầu may.

“Đây đâu phải đền thờ, miếu mạo gì mà người ta cứ nghĩ phải đến đó cầu may. Thấy nơi đây ghi danh nhiều tài năng, trí tuệ đất nước, ai cũng nghĩ bia đá sử vàng thiêng liêng nên nhiều người đến tận nơi cầu xin. Đó hoàn toàn là câu chuyện của ngày nay, phản ánh tâm lý của người Việt. Tâm lý này còn thể hiện rất rõ ở chỗ người ta bất chấp tới đền Trần để cầu thăng quan tiến chức. Chính vì thế tôi cho rằng chúng ta không nên cổ xúy cho tâm lý cầu may ở Văn Miếu và những di tích tương tự”, GS.TS. NGND. Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phân tích.

Nhà sử học Lê Văn Lan cho rằng, so với tục cầu may của sĩ tử xưa thì nét văn hóa truyền thống này có nhiều biến đổi theo hướng tiêu cực. Theo đó, sĩ tử trước đây tìm tới các bia đá tiến sĩ là để ngẫm ngợi nội dung văn bia để ngấm tinh thần người xưa gửi gắm, lấy đó làm gương để phấn đấu vươn lên. Ngày nay nhiều gia đình, học sinh hiểu biết chưa thấu đáo nên đã biến di tích lịch sử văn hóa thành đền, miếu để cầu xin mù quáng. Thậm chí nhiều người còn không biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám phụng thờ ai, giá trị lịch sử văn hóa nằm ở đâu nên mới có những hành động thắp hương vái vọng, cầu xin a dua như thế.

TS. Nguyễn Doãn Văn, Trưởng Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội cho biết, hiện chưa có kế hoạch mở lại hệ thống di tích trên địa bàn Hà Nội. Những ngày qua, nhiều người dân bày tỏ mong mỏi được vào đền Ngọc Sơn hành lễ, tuy nhiên Ban Quản lý nghiêm túc thực hiện quy định về phòng, chống dịch bệnh.

Vất vả hai ngày liền để giải thích, vận động người dân không tập trung trước cổng Văn Miếu nhằm đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh, ông Lê Xuân Kiêu nhận thấy nhiều gia đình có tâm lý không bước chân vào Văn Miếu thì không yên, tinh thần không thoải mái.

“Thông qua mạng xã hội và website chúng tôi đã giải thích cho người dân hiểu hơn về lịch sử di tích. Vào Văn Miếu dâng hương là để thể hiện sự kính trọng, tri ân các bận tiền hiền, nhìn vào lịch sử để noi gương các bậc kỳ tài đã vất vả dùi mài kinh sử học hành đỗ đạt thành tài giúp đời. Thời gian tới, Trung tâm sẽ tích cực truyền thông rộng rãi hơn để người dân nâng cao nhận thức hơn về di tích”, ông Lê Xuân Kiêu nói.

Nhu cầu của người dân là có thật, khó dùng mệnh lệnh hành chính, ý chí lay chuyển một sớm một chiều, cho nên vẫn cần quá trình truyền thông rộng rãi, lâu dài.

Mẹ bắt con gái quỳ chỉ vì 7 năm học sinh giỏi mà giờ lớp 10 trường tư cũng không nhận

Mẹ bắt con gái quỳ chỉ vì 7 năm học sinh giỏi mà giờ lớp 10 trường tư cũng không nhận

Hình ảnh cô bé tóc tai rũ rượi bị mẹ bắt quỳ gối trong khuôn viên một trường dân lập, cạnh con phố lớn bao người qua lại chỉ vì thi trượt lớp 10 thực sự ám ảnh tôi.

Mẹ bắt con gái quỳ ngay tại trường vì 7 năm HS giỏi mà giờ trường tư không nhận: Không phải con nào cũng thành nhà bác học!

Mẹ bắt con gái quỳ ngay tại trường vì 7 năm HS giỏi mà giờ trường tư không nhận: Không phải con nào cũng thành nhà bác học!

Do điểm thi vào lớp 10 của con không đủ vào trường công, trượt cả trường tư, người mẹ bắt con quỳ ngay tại trường, hét lên: "7 năm học sinh giỏi mà giờ đến trường tư cũng không thèm nhận. Tao phải đánh cho mày chết thì thôi”.

Bắt con quỳ vì trượt lớp 10: Kiểu dạy dỗ khiến con trượt dài trong tương lai

Bắt con quỳ vì trượt lớp 10: Kiểu dạy dỗ khiến con trượt dài trong tương lai

Do quá kỳ vọng và ảo tưởng nên bố mẹ không nắm rõ được thực lực của con khiến chúng phải đi "nhón chân cao quá".

Theo tienphong.vn

Cảnh sát chạy bộ 29 tầng chữa cháy chung cư do chủ nhà đun nước trên sofa

Chủ nhà đun nước trên bộ bàn ghế sofa rồi đi ra ngoài quên không tắt, gây ra đám cháy tại tầng 29 chung cư Lạc Hồng (Khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Bảo hiểm Nhân thọ FWD lan tỏa thông điệp sống đầy theo cách đặc biệt

Vào ngày 23/6, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tiếp tục lan tỏa thông điệp sống đầy qua sân chơi mới mang tên “FWD Cung đường sống đầy” được tổ chức tại TP.HCM.

Cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Cà Mau đón những đàn chim trở về

Bên trong cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, hơn 71.000 cây mắm con đã cao 40-50cm, trở thành bãi sinh sản cho tôm cá, thu hút những đàn chim cót, chim nhàn… trở về làm tổ.

8X mở quán cơm 2.000 đồng/suất ở Gia Lai, bà con thoải mái vào ăn

Mở quán cơm từ thiện 2.000 đồng ngay trước cổng bệnh viện, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Huy (Gia Lai) đã chia sẻ khó khăn với hàng trăm người nghèo, nhất là những bệnh nhân.

Chàng trai 9X 7 năm làm điều đặc biệt trên hè phố Đà Nẵng

7 năm qua, điểm cắt tóc miễn phí của chàng trai trẻ đã trở thành điểm đến quen thuộc của những người chạy xe ôm, bán vé số và sinh viên nghèo ở Đà Nẵng.

Nữ giúp việc phát hiện bọc vàng: Tôi run lắm, chưa bao giờ thấy nhiều vàng thế

Phát hiện vàng lẫn trong túi quần áo cũ, nữ nhân viên cửa hàng 0 đồng lập tức báo cho người quản lý. Chị làm nghề giúp việc, hoàn cảnh gia đình chật vật nhưng không tham lam.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

Agribank chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hưởng ứng Lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay “xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025, Agribank đã tài trợ 20 tỷ đồng góp phần xây dựng, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Đang cập nhật dữ liệu !