Bí ẩn kho vàng vua Hàm Nghi (kỳ 4): Hy vọng đến cuối... chặng đường

Hàng chục năm đã lặng lẽ qua, người đàn ông vẫn gắn bó, bền gan với công việc đào núi 'quật' hầm vàng và nuôi hy vọng…

Bí ẩn kho vàng vua Hàm Nghi: Giáp mặt 'kỳ nhân'

Bí ẩn kho vàng vua Hàm Nghi: Giáp mặt 'kỳ nhân'

Kho vàng vua Hàm Nghi ở vùng núi Quảng Bình có hay không vẫn là điều bí ẩn. Nhưng có người đàn ông dành trọn đời mình cho việc truy tìm kho báu…

Niềm tin sắt đá

Bắt đầu từ khoảng năm 1990 là Nguyễn Hồng Công “một mình một chiếu” trong việc đào núi tìm vàng. Ông dựng lán lợp lá rừng ngay trước cửa hầm để tiện việc đi lại và làm việc đào đục đá.

Không biết, trong con người ông có một niềm tin sắt đá nào để vững tâm ăn, ở, đào núi một mình giữa chốn “rừng thiêng nước độc” ấy. Khi mặt trời xuống núi, lóe lên những tia nắng cuối cùng là ông đã ăn xong cơm tối. Khi mặt trời lặn sâu, màn đêm đã bao phủ núi rừng là ông đã lên giường. Trong căn lều tối thui chỉ có tiếng ông thở đều đều.

Không thắp đèn vì muốn thắp cũng chẳng có dầu. Ông cũng chẳng đốt bếp lửa. Thì ở rừng một đêm, hai đêm, một tháng, hai tháng… còn có củi mà đốt. Đằng này, ông đã ở triền miên năm này sang năm khác thì cũng chẳng mấy quan tâm đến việc kiếm, kéo củi về đốt qua đêm. Ở nhiều quá, củi rừng xung quanh lán dùng để nấu ăn hàng ngày cũng dần hết buộc ông phải đi kiếm xa hơn.

Tác giả và Nguyễn Hồng Công (bên trái) trước ngôi lán tại vùng núi đào vàng. Ảnh: H.L.

Tác giả và Nguyễn Hồng Công (bên trái) trước ngôi lán tại vùng núi đào vàng. (Ảnh: H.L.)

Càng ngày, Nguyễn Hồng Công càng lún sâu hơn vào đức tin của chính mình. Ông cho rằng, con suối đổ từ lưng chừng núi Mã Cú xuống ban đầu chia làm hai nhánh. Chôn kho báu xong, người ta nắn dòng để hai con suối nhập lại làm một, vì “ngụy trang bằng nước là kín đáo nhất, không thể phá được”.

Đi trước dẫn đường, ông đưa chúng tôi sục sạo vào những hố đá mà mình đã ròng rã đào tung lên suốt gần 30 năm. Ông Công bảo: “Hầm vàng được xây dựng theo kiểu cuốn chiếu, có 12 hố. Đào xong hố này, bỏ báu vật xuống, lấp lại xong mới đào hố khác nên không để lại vết tích. Hố này chính là “nắp cống nước” của hố kia. Do đó, kẻ săn lùng kho báu mà “thiếu kiến thức” thì chỉ công toi, đào đến đâu nước ngập đến đó, chẳng bao giờ nhìn thấy được kho báu”.

Tôi đặt câu hỏi: “Đã là công trình xây dựng thì phải có vết tích xây dựng, vết tích vật liệu chứ?”. Mắt ông Công trợn lên: “Người xưa có phải đám trẻ con đâu mà dại dột để dấu tích cho anh thấy?”. Ông bảo, để xây kho báu, người xưa đã “khôn khéo sử dụng vật liệu tại chỗ, thiếu kiến thức là đừng hòng phát hiện ra”.

Đi sâu vào một hầm, ông Công chỉ vào những vỉa đá xếp nghiêng nghiêng theo một thành hai bên hố đào rồi giảng giải: “Họ (người chôn kho báu) khôn lắm, sắp đá theo “kết cấu nghiêng" để chúng tự ép vào nhau. Vì vậy, để càng lâu, công trình càng... chắc, đừng hòng sạt lở”.

Ngay tại những hố hầm mà ông Công đã khai quật, thỉnh thoảng cũng lộ ra những dấu tích có vẻ như là mạch hồ, vữa, do bàn tay con người dựng lên hơn là giống mạch đá tự nhiên. Chưa hết, lẫn trong đất, đá mà ông Công hất ra ngoài các đường hầm, người ta dễ dàng nhìn thấy những đống mốc xanh - dấu hiệu của oxit đồng.

Lấy cây gạt gỗ, ông Công chọc vào lớp mốc xanh rồi nói như phân tích khoa học: “Mỏ đồng nhỏ nhất cũng rộng hàng km2 đúng không?. Nhưng ở đây, oxit đồng chỉ tồn tại trong một khoảng đất 5.000m2, chệch ra khỏi chu vi này 2m chẳng thấy dấu vết mốc xanh nào cả. Không phải kho báu được chôn ở dưới thì là cái gì?”.

Chúng tôi nhìn nhau, miệng há hốc mà không thể tranh luận hay đưa ra được ý kiến gì với ông Công cả.

Một hầm đào xuyên vào núi sâu hơn 20m mà Nguyễn Hồng Công đang đào. Ảnh: H.L.

Một hầm đào xuyên vào núi sâu hơn 20m mà Nguyễn Hồng Công đang đào. (Ảnh: H.L.)

Giữa sự sống và cái chết

Những dấu vết mà ông Công trưng ra quá mờ nhạt để có thể thuyết phục người khác. Trong khi đó, sức khỏe và tính mạng của kẻ săn lùng là ông thì cứ treo lơ lửng giữa sự sống và cái chết.

Không ít lần, Nguyễn Hồng Công đã nhiễm khí độc ngất xỉu ngay trong địa đạo, may được dân địa phương phát hiện đưa ra cấp cứu kịp thời. Nhiều lần khác, dưới những đáy hố sâu 15 - 17m, nhát cuốc chim của ông phá vỡ cả một “mỏ” nước ngầm. Chỉ trong phút chốc nước lạnh buốt trào lên nhấn ông Công chìm nghỉm. Ông Công bảo: “Người khác là chết chắc, nhưng tôi biết là mình không thể chết nên chìm dưới nước một hồi là tôi lại... bò lên!”.

Lúi húi một mình đào xới giữa rừng xanh núi thẳm, Nguyễn Hồng Công có thể gặp tai nạn bất cứ lúc nào. Không phải lúc nào, con người lì lợm ấy cũng may mắn được phát hiện kịp thời để cấp cứu. Vì vậy, chính quyền địa phương đã nhiều lần phải huy động công an, biên phòng vào Hóa Sơn, kè ông Công ra khỏi núi, trục xuất. Đuổi thì ông Công đi. Nhưng, chỉ ghé về thăm nhà 10 ngày, nửa tháng, thấy hơi êm êm là người đàn ông này lại mò lên, lại lui cui một mình đào xới, đục đá.

Một mình âm thầm quạnh vắng trong đêm giữa vạt rừng không một bóng người. Kể cũng lạ, người khác có can trường đến mấy, bắt ngủ vài đêm một mình giữa rừng chắc đã chắp tay vái dài. Đằng này, ông Công chưa có đêm nào mất giấc ngủ.

Tuy nhiên, cũng có khi cơn sốt rét rừng chợt đến. Nhiều bận, ông bị cơn sốt đè nằm bẹp trong lán, không gượng dậy được mà nấu miếng cháo cầm hơi. Mấy ngày liền, ông chỉ đủ sức kéo cái nồi nước nguội lên để uống trong hơi thở gấp gáp, nặng nhọc. Nhưng rồi, cơn sốt cũng rời và ông lại xuống hầm vàng dù đôi chân đi trên bậc đá còn run lắm…

Những dụng cụ gắn bó với ông Nguyễn Hồng Công trong mấy chục năm trời để đào vàng. Ảnh: T.P.

Những dụng cụ gắn bó với ông Nguyễn Hồng Công trong mấy chục năm trời để đào vàng. (Ảnh: T.P.)

Gần 10 năm nay, ông Công cất chòi ở ngay tại nơi đào hầm vàng, trồng khoai lang, đu đủ... và ở lại luôn lưng chừng núi Mã Cú, quên luôn cả chuyện về thăm nhà như trước. Trục xuất mãi cũng chỉ là bắt cóc bỏ đĩa nên chính quyền cũng lơ luôn việc ông có mặt.

Anh Cao Minh Tiến, Phó Trưởng Công an xã Hóa Sơn bảo: “Xét ra thì anh ta cũng chẳng gây phiền hà gì đến ai, chẳng gây mất lòng hay phá phách gì ai, thôi thì kệ”. Về “công trình" của ông Công, anh Tiến nói vui: “Số địa đạo mà anh ta đã đào, nối lại với nhau chắc cũng đã ra đến... Thanh Hóa".

Ông Công nghe, lắc đầu: “Làm gì có, chỉ chừng 300m thôi, tôi mới khui có 12 hố mỗi hố sâu gần 20m”. Tôi nghe và phát hoảng nhưng không khỏi khâm phục. Không biết là bao nhiêu mét khối đất đá đã được hất lên, tất cả chỉ bằng xà beng, cuốc chim và đôi tay trần của một người đàn ông ốm yếu ở tuổi gần 60?

Lần này, chúng tôi vào Hóa Sơn thăm Nguyễn Hồng Công với thời gian cách lần trước cũng đến 5 năm. Như những lần trước, chúng tôi mang cho ông đường, sữa, bánh kẹo… để ông bồi dưỡng. Rất chính xác, ông bảo: “Vậy là em vào thăm anh lần thứ ba rồi đây nhá. Lúc nào đào được vàng thì em là người đầu tiên anh báo cho đấy”, ông cười nhè nhẹ, mắt hướng vào tán lá cây mọc dưới con suối.

Những 'chứng cứ' mà ông Nguyễn Hồng Công đào được cho tác giả xem. Ảnh: H.L.

Những “chứng cứ” mà ông Nguyễn Hồng Công đào được cho tác giả xem. (Ảnh: H.L.)

"Đến khi nào gặp được kho báu mới thôi...”

Vàng bạc vẫn chẳng thấy đâu, chỉ thấy hình hài của “kỳ nhân” này tàn tạ đi trông thấy. Nhưng nụ cười của ông vẫn hết sức tự tin. Vui chuyện, ông Công chui vào túp lều rách nát, xiêu vẹo lôi ra cho chúng tôi xem một số chiến lợi phẩm” thu được. Chỉ “quả bóng” tròn vo, nặng trịch, có lẽ bằng một thứ kim loại nào đó, vì nó nặng hơn nhiều so với đá, ông Công bảo: “Tôi quai búa tạ 3 ngày liền nó vẫn không chịu vỡ”. Tôi nghe và tái mặt bởi khối kim loại kia trông không khác gì một quả đạn súng thần công!

Sau đóm ông Công lại đem ra hai mảnh đá có nhiều đường vân hắt ánh kim. Xoay hai tấm đá theo hướng chúng tôi ngồi, ông Nguyễn Hồng Công khẳng định, đó chính là một loại... ký tự cổ. “Những ký tự này thì tôi không đọc được, tuy nhiên, nó nói lên điều gì thì tôi hiểu rất rõ”. Tôi cố nằn nì để ông tiết lộ một chút về những điều bí ẩn được thể hiện trên hai phiến đá. Ông Công đập nhẹ vào tay tôi như ra chiều thông cảm: “Không được đâu em. Nhưng sẽ đến lúc anh thành công thì em sẽ hiểu ngay thôi. Còn bây giờ, cứ để việc đó cho anh xử lý đã”.

Bây giờ, căn lều ông Công ở đã được “đầu tư” khá hơn trước với mái lợp tôn và cửa có khóa hẳn hoi. Tôi buộc miệng hỏi ông sao phải khóa, ông nói nhỏ như sợ có người nghe thấy: “Mình mải làm đưới hầm, không khóa cửa kẻ xấu lẻn vào bỏ thuốc độc vào nước uống thì chỉ có chết. Mà tôi cũng đã bị nhiễm độc rồi nên người mới ốm yếu thế này đấy...”.

Bãi đất đá do đào hầm vàng đổ ra tại vùng Mã Cú. Ảnh: T.P.

Bãi đất đá do đào hầm vàng đổ ra tại vùng Mã Cú. (Ảnh: T.P.)

Dù sao, con người gầy gò ngồi trước mặt tôi cũng là hiện thân của một quyết tâm, một nghị lực phi thường. Đó là điều mà trong đời, không phải ai, không phải khi nào cũng có duyên gặp được. Thôi thì đành trôi theo ông trong một chút mơ mộng, dù hết sức viển vông. Chỉ mong sao có một phép màu nào đó để “điều không thể trở thành có thể”, để ông Công sớm tìm ra cửa hầm huyền hoặc. Bạc vàng, châu  báu, tôi không nghĩ tới và Nguyễn Hồng Công có lẽ cũng thế. Chỉ mong điều đó xảy ra để cuộc kiếm tìm xuyên 2 thế kỷ của Nguyễn Hồng Công không trở nên vô nghĩa.

Chia tay, Nguyễn Hồng Công tiễn tôi ra khỏi cửa rừng, giọng có vẻ bùi ngùi: “Bây giờ không còn khỏe được như hồi trước nữa. Mỗi ngày chỉ làm một buổi thôi, ít khi làm trọn cả ngày lắm. Dù sức khỏe không còn được như xưa, tôi cố đào cho đến khi nào gặp được kho báu mới thôi...”.

Khi chúng tôi tụt đến giữa con dốc, ngoái nhìn lên vẫn thấy cái bóng người gầy, nghiêng nghiêng  của ông Công đứng nhìn theo. Cái áo trắng đã chuyển màu mà ông đang mặc cứ như sáng lên dưới tán cây trong trời cuối chiều với vệt nắng mỏng, yếu ớt xuyên qua kẽ lá.

(còn nữa)

Theo nongnghiep.vn

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Chuyện ấm áp tình người ở khu chung cư bình dân TPHCM

Cuộc sống của gia đình tôi ngày một tốt hơn, nhiều khi muốn chuyển đến một chỗ ở tiện nghi, nhưng cái tình người ở chung cư đã níu chúng tôi lại.

Cảnh sát chạy bộ 29 tầng chữa cháy chung cư do chủ nhà đun nước trên sofa

Chủ nhà đun nước trên bộ bàn ghế sofa rồi đi ra ngoài quên không tắt, gây ra đám cháy tại tầng 29 chung cư Lạc Hồng (Khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Bảo hiểm Nhân thọ FWD lan tỏa thông điệp sống đầy theo cách đặc biệt

Vào ngày 23/6, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tiếp tục lan tỏa thông điệp sống đầy qua sân chơi mới mang tên “FWD Cung đường sống đầy” được tổ chức tại TP.HCM.

Cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Cà Mau đón những đàn chim trở về

Bên trong cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, hơn 71.000 cây mắm con đã cao 40-50cm, trở thành bãi sinh sản cho tôm cá, thu hút những đàn chim cót, chim nhàn… trở về làm tổ.

8X mở quán cơm 2.000 đồng/suất ở Gia Lai, bà con thoải mái vào ăn

Mở quán cơm từ thiện 2.000 đồng ngay trước cổng bệnh viện, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Huy (Gia Lai) đã chia sẻ khó khăn với hàng trăm người nghèo, nhất là những bệnh nhân.

Chàng trai 9X 7 năm làm điều đặc biệt trên hè phố Đà Nẵng

7 năm qua, điểm cắt tóc miễn phí của chàng trai trẻ đã trở thành điểm đến quen thuộc của những người chạy xe ôm, bán vé số và sinh viên nghèo ở Đà Nẵng.

Nữ giúp việc phát hiện bọc vàng: Tôi run lắm, chưa bao giờ thấy nhiều vàng thế

Phát hiện vàng lẫn trong túi quần áo cũ, nữ nhân viên cửa hàng 0 đồng lập tức báo cho người quản lý. Chị làm nghề giúp việc, hoàn cảnh gia đình chật vật nhưng không tham lam.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Đang cập nhật dữ liệu !