Bệnh viện Việt Đức hạn chế mổ phiên, bệnh nhân lo lắng, bác sĩ đau xót tâm tư

Nghe tin từ 1/3, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) sẽ hạn chế mổ phiên, bà M. lo lắng không yên, giục con trai đang đi làm xa phải về đưa bà đi khám bệnh cột sống thắt lưng gấp...

Nhiều tháng nay, bà M. (72 tuổi, ở Hà Tĩnh) bị đau cột sống thắt lưng, không thể đi lại như bình thường. Khám ở bệnh viện tỉnh, bác sĩ quyết định chuyển tuyến cho bà ra Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) để mổ.

Chần chừ nhiều lần vì đủ các lý do, hôm 24/2, nghe tin từ 1/3 bệnh viện trên sẽ hạn chế mổ phiên, chỉ ưu tiên mổ cấp cứu vì cạn kiệt vật tư, hóa chất, bà giục người con trai cả đi làm ăn xa về đưa bà đi khám vì "nhỡ  không được mổ thì nguy".

Lên xe khách từ tối 27/2, 5h30 sáng 28/2, nhóm 3 người nhà bà M. có mặt tại bệnh viện xếp hàng với lỉnh kỉnh chăn, quần áo, đồ đạc sẵn sàng cho việc nằm viện. Chờ tới 8h mới được khám, bà lại lần lượt rong ruổi khắp viện thực hiện các chỉ định chụp chiếu, xét nghiệm.

Theo giấy hẹn mổ phiên của bà M., 8 ngày nữa bà lại ra Hà Nội nhập viện. Ảnh: V.Thu

 14h, cầm trên tay các kết quả, bà quay lại phòng khám cột sống, bác sĩ hẹn bà thứ 4 tuần sau mới được mổ.

"Không biết có phải vì thiếu vật tư, hóa chất nên tôi mới bị hoãn mổ lâu thế không. Mẹ con tôi phải về nhà chờ vì hoàn cảnh khó khăn. Nhưng được mổ là may rồi", bà M. thở dài nén nỗi thất vọng và cơn đau mỗi khi di chuyển. Người phụ nữ hơn 70 tuổi chép miệng nghĩ tới khoản tiền đi lại hơn 300km xa xôi của gia đình 3 người và thương người con trai hơn một tuần nữa phải xin nghỉ việc đưa mẹ đi viện.

Cùng cảnh với bà M., từ sáng sớm 27- 28/2, rất nhiều bệnh nhân, người nhà kiên nhẫn chờ đợi khám tại Bệnh viện Việt Đức. Ai nấy đều mang tâm trạng thấp thỏm, lo âu, sợ không được mổ. 

Chị H. (ở Hải Phòng) đưa chồng bị sỏi thận đến mổ tại Bệnh viện Việt Đức từ sáng 27/2. Chờ khám từ 5h sáng đến 16h30 hôm qua, chị mới làm xong thủ tục nhập viện cho chồng.

“Nghe bệnh viện thông báo chỉ ưu tiên mổ cấp cứu, tôi phải đưa chồng đi ngay, dù bệnh của chồng tôi không đến nỗi nặng nề, sỏi còn nhỏ, cũng không quá đau đớn. Vào viện mới thấy quyết định của mình là đúng. Nghe bác sĩ nói lao xao chuyện thiếu vật tư, hóa chất xét nghiệm rồi. Sợ rằng phải chờ thì không biết đến bao giờ mới được mổ, có khi phải vài tháng", chị H. chia sẻ. Chồng chị được mổ ngay ngày mai, 1/3.

Giữa giờ chiều 28/2, phòng khám chuyên khoa Cột sống, Chấn thương chỉnh hình vẫn đông đúc người chờ đợi. Ảnh: Võ Thu 

Chị H. có kinh nghiệm đưa người nhà đến Bệnh viện Việt Đức khám bệnh, nhưng chưa từng thấy bệnh nhân đông như hai hôm nay. "Chắc vì thông báo hạn chế tối đa mổ theo kế hoạch. Lúc tôi và chồng đến khám, đông đến nỗi không có chỗ ngồi chờ. Mỗi nơi chụp chiếu, xét nghiệm phải chờ hơn 1 tiếng vì đông quá", chị kể. 

16h ngày 28/2, khu phòng khám cột sống, khám chấn thương chỉnh hình, siêu âm, chụp X-quang... vẫn tấp nập người kiên nhẫn xếp hàng chờ. 

Thiếu vật tư, bác sĩ phẫu thuật tâm tư, đau xót 

Không chỉ bệnh nhân lo lắng, thấp thỏm, việc bệnh viện hạn chế mổ phiên vì thiếu vật tư, hóa chất cũng khiến bác sĩ tâm tư. Một bác sĩ phẫu thuật chia sẻ “buồn vì bệnh viện phải hạn chế mổ theo kế hoạch để dồn vật tư y tế cho các bệnh nhân nặng, bệnh nhân cấp cứu”.

Vị bác sĩ cho hay còn rất nhiều bệnh nhân đang xếp hàng chờ mổ theo yêu cầu cả tháng nay, "lịch đã lên đến cuối tháng 3, giờ tất cả phải hoãn lại". Đúng ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2), ông phải "cầm điện thoại lên và báo cho những bệnh nhân của mình ngừng nhập viện chữa bệnh". 

Buồn và đau xót, vị bác sĩ chia sẻ khi nhận lại những câu hỏi đầy lo lắng “bác sĩ ơi bố cháu đau quá rồi, chờ lâu quá rồi", "nhưng mà nhà cháu vay mượn mãi mới đủ tiền giờ lại phải hoãn hả bác", "để lâu thế có sao không bác". Lúc này, bác sĩ chỉ biết động viên người bệnh, mong họ cảm thông, chia sẻ với ngành y tế trong giai đoạn khó khăn này...

Giám đốc Bệnh viện Việt Đức: Người bệnh quá thiệt thòi  

Tại Bệnh viện Việt Đức, trung bình mỗi ngày bác sĩ thực hiện hơn 200 ca phẫu thuật. Năm 2022, gần 80.000 ca mổ được thực hiện tại cơ sở này. GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, đánh giá khi bệnh viện hoãn mổ phiên vì thiếu vật tư, hóa chất, người bệnh quá thiệt thòi, chờ đợi lịch mổ. 

Chiều 28/2, ông Giang cho biết, hiện một số hóa chất tồn kho phục vụ xét nghiệm cấp cứu đã sắp hết và việc đấu thầu mua sắm gặp vướng mắc chưa thể thực hiện được, đang chờ Chính phủ giải quyết để có vật tư, quay lại mổ bình thường. "Có đến đâu mình làm đến đấy", vị Giám đốc chia sẻ.

Theo GS Giang, từ ngày mai 1/3, bệnh viện vẫn nhận bệnh nhân bình thường, ưu tiên cho mổ cấp cứu, bắt đầu hạn chế sử dụng hóa chất. Bác sĩ lâm sàng sẽ đánh giá đúng tình trạng cấp cứu của người bệnh, để hồi sức, mổ cấp cứu theo quy định. Đồng thời cân nhắc ra chỉ định xét nghiệm khi thật sự cần thiết hoặc trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các khoa xét nghiệm trước khi ra chỉ định.

Với trường hợp cấp cứu, yêu cầu hồ sơ bệnh án phải ghi đầy đủ tình trạng cấp cứu của người bệnh để ra chỉ định mổ cấp cứu.

Trường hợp bệnh viện công bố dừng mổ phiên nhưng bệnh nhân vẫn đến, bác sĩ sẽ giải thích về tình hình, nếu bệnh nhân chấp nhận ở lại chờ đợi thì bệnh viện sẽ thu xếp lịch mổ khi có hóa chất, vật tư y tế. "Nếu bệnh nhân đi nơi khác là quyền của người bệnh", GS Giang nói. 

Đặc biệt, bệnh viện không chấp nhận để người nhà bệnh nhân mua vật tư y tế, hóa chất từ ngoài vào mổ vì liên quan đến sự an toàn, tính mạng con người.

Võ Thu

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !