Bệnh viện tuyến tỉnh thực hiện thành công kỹ thuật khó cho sản phụ vừa mổ lấy thai hơn tháng có khối máu tụ dưới tử cung

Đây là trường hợp thứ 2 được Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang lấy khối máu tụ mặt trước đoạn dưới tử cung thành công dù đây một kỹ thuật rất khó thực hiện.

Bị rong huyết, tiểu buốt, tiểu rắt và đau bụng âm ỉ hơn 1 tháng kể từ khi trải qua cuộc sinh mổ lần thứ 2; sau khi nhập viện Sản Nhi Bắc Giang, bệnh nhân Nông Thị Nhung (31 tuổi, trú tại Thị trấn Hữu Lũng, Huyện Hữu Lũng, Tỉnh Lạng Sơn) được các bác sỹ phát hiện có khối máu tụ ở mặt trước đoạn dưới tử cung.

Vì bệnh nhân mới trải qua cuộc phẫu thuật lấy thai lần 2 cách đây 43 ngày nên sau khi cân nhắc mọi phương pháp xử trí có lợi nhất cho bệnh nhân, đồng thời tránh phải tiến hành mổ mở để lấy khối máu tụ, Thầy thuốc ưu tú - Bác sỹ CKII Lê Công Tước, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cùng kíp phẫu thuật đã chọc hút thành công khối máu tụ mặt trước đoạn dưới tử cung qua đường âm đạo.

{keywords}
Thầy thuốc ưu tú - Bác sỹ CKII Lê Công Tước, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang hỏi thăm tình hình sức khoẻ của Chị Nhung sau khi xử trí thành công khối máu tụ mặt trước đoạn dưới tử cung qua đường âm đạo

Chị Nông Thị Nhung chia sẻ trước khi bước vào cuộc phẫu thuật: “Từ sau khi sinh mổ lần 2 tại Trung tâm Y tế Huyện thì tôi thấy có hiện tượng rong huyết kéo dài, bụng đau âm ỉ và tiểu buốt tiểu rắt. Sinh mổ được khoảng 20 ngày tôi sờ thấy có cục cứng vùng bụng, ra máu nhiều hơn và đi tiểu không tự chủ.

37 ngày sau mổ tôi có đi siêu âm tại cơ sở y tế gần nhà và được chẩn đoán là có khối u vùng chậu. Tin tưởng vào trình độ chuyên môn của các bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang và chất lượng dịch vụ y tế tại đây nên ngày hôm sau từ Lạng Sơn tôi xuống nhập viện Sản Nhi Bắc Giang để được thăm khám và điều trị kịp thời”.

Sau khi nhập viện tại Khoa Sản II - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, các bác sỹ đã thăm khám, chỉ định siêu âm Doppler và thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho bệnh nhân Nhung. Kết quả phát hiện có khối máu tụ kích thước lớn 89x70x79 mm ở mặt trước đoạn dưới tử cung.

Với những khối máu tụ sau đẻ, sau mổ như này thường theo dõi điều tri nội khoa, chỉ phẫu thuật lấy khối máu tụ khi khối máu tụ tiếp tục to lên hoặc chèn ép gây bí tiểu, tắc ruột. Nếu phải phẫu thuật sẽ mở đường bụng để thực hiện.

Với trường hợp của bệnh nhân Nhung, khối máu tụ chèn ép bàng quang gây bí tiểu, tiểu không tự chủ nên phải phẫu thuật, nhưng vì bệnh nhân Nhung mới trải qua cuộc phẫu thuật lấy thai lần 2 cách đây hơn 1 tháng, tử cung dính vào thành bụng, nếu mổ mở để lấy khối máu tụ sẽ gặp nhiều khó khăn để gỡ phần tử cung dính vào thành bụng, nguy cơ chảy máu sau mổ cao và việc cầm máu cũng phức tạp, không những vậy sức khoẻ của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng.

Tiên lượng đây là ca bệnh phức tạp, các bác sỹ Khoa Sản II đã mời Thầy thuốc ưu tú - Bác sỹ CKII Lê Công Tước, Giám đốc Bệnh viện chủ trì hội chẩn để đưa ra hướng xử trí thích hợp.

Nhận định khối máu tụ kích thước lớn gây dính các cơ quan và co kéo bàng quang chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân Nhung đau bụng hơn 01 tháng nay và tiểu buốt tiểu rắt, tiểu không tự chủ, sau khi cân nhắc mọi phương pháp xử trí đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bệnh nhân, Bác sỹ Lê Công Tước quyết định sẽ trực tiếp chọc hút khối máu tụ mặt trước đoạn dưới tử cung qua đường âm đạo. Phương pháp lấy khối máu tụ qua đường âm đạo sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân như không gây tổn thương tử cung, không phải gỡ dính các tạng, không khiến bệnh nhân bị đau như mổ mở và đặc biệt là thời gian hồi phục sức khoẻ nhanh.

Thầy thuốc ưu tú - Bác sỹ CKII Lê Công Tước, Giám đốc Bệnh viện cho biết: “Chọc hút khối máu tụ ở mặt trước đoạn dưới tử cung qua đường âm đạo không hề dễ dàng như chọc hút u nang buồng trứng hay khối áp-xe qua cùng đồ sau của âm đạo bởi vì thành sau bàng quang liên quan trực tiếp với thành trước âm đạo và mặt trước đoạn eo tử cung, không có khoảng trống.

Nếu khối máu tụ do lần mổ đẻ này xuất phát từ trên  đường bám dính của phúc mạc đoạn dưới tử cung thì sẽ đẩy ép bàng quang xuống dưới khối máu tụ và sẽ không thể chọc hút qua đường âm đạo vì sẽ chọc qua bàng quang mới vào đến khối máu tụ.

Nếu khối máu tụ xuất phát điểm ở dưới đường bám dính của phúc mạc đoạn dưới thì có thể khối máu tụ sẽ đẩy một phần bàng quang tách ra khỏi túi cùng trước của âm đạo và có thể chọc qua vị trí này để hút khối máu tụ.

Mặt khác trong quá trình chọc hút khối máu tụ nếu không cẩn thận chọc Trocar quá tay sẽ làm thủng tử cung gây chảy máu khó cầm, khi ấy buộc phải chuyển sang phẫu thuật sẽ khiến tình hình trở nên phức tạp hơn.

Lường trước những nguy cơ như vậy nên chúng tôi đã trực tiếp siêu âm ở hai thời điểm khi bàng quang căng nước tiểu và khi không có nước tiểu để xác định chính xác vị trí của bàng quang so với khối máu tụ và tiên lượng xác suất thành công của phương pháp lấy khối máu tụ mặt trước đoạn dưới tử cung qua đường âm đạo”.

Sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng cách xử trí, Bác sỹ Lê Công Tước và Bác sỹ Lê Trâm Anh đã tiến hành chọc hút khối máu tụ bằng Trocar và sau khoảng 10 phút khối máu tụ đã được lấy ra hoàn toàn, không gây tổn thương tới bàng quang và tử cung, không gây chảy máu và bệnh nhân Nhung cũng nhanh chóng hồi phục sức khoẻ sau 03 ngày điều trị tại Bệnh viện.

Được biết mỗi năm Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang tiếp nhận điều trị nhiều trường hợp bị tụ máu sau sinh nhưng đây là trường hợp thứ 2 được lấy khối máu tụ mặt trước đoạn dưới tử cung thành công qua đường âm đạo bởi dù mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với sức khoẻ bệnh nhân nhưng đây là một kỹ thuật rất khó thực hiện thành công.

H. Anh  

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Để giảm 1kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?

Đốt cháy calo là cách tốt nhất để giảm cân. Tuy nhiên, để giảm được 1kg cân nặng, trung bình bạn phải mất từ 7 tới 10 ngày.

Vì sao nên uống một ly chanh tươi và mật ong vào buổi sáng?

Chanh tươi có tác dụng kéo nước vào lòng ruột làm mềm phân, giảm táo bón. Buổi sáng, một ly nước ấm chanh tươi và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Sự thật về 'chất độc' trong hành, tỏi mọc mầm

Hành tỏi để lâu có thể bị mọc mầm, nhiều người lo lắng ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Chiêu lừa đảo 'con cấp cứu ở viện' lan đến Thái Nguyên

Các đối tượng đều xây dựng kịch bản con đi học bị chấn thương sọ não, tình trạng hôn mê phải cấp cứu ngay khiến nhiều phụ huynh hốt hoảng, lo lắng chạy tới bệnh viện.

Hơn 200 học sinh ở một thị trấn tại Lào Cai phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt

Trong 1 tuần, từ 7-13/3, gần 240 học sinh bốn trường học ở thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên (Lào Cai), phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt mỏi.

Những người không nên uống trà xanh

Người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống trà xanh.

Căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang ở đỉnh dịch

Hơn 20 giường tại 4 buồng dành riêng cho trẻ nhiễm virus hợp bào (RSV) tại khoa Hồi sức hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội, luôn kín bệnh nhi.

37 công nhân bị ngộ độc methanol, một người tử vong

Nhiều công nhân ở Bắc Ninh bị ngộ độc methanol sau khi tiếp xúc với cồn trong quá trình làm việc. Trong đó, một người đã tử vong.

Đang cập nhật dữ liệu !