Bệnh nhân số 17 tại Hà Nội có phải siêu lây nhiễm?

​Trước 9 ca nhiễm Covid–19 có tiền sử đi chung chuyến bay VN0054 và 2 người có tiếp xúc với bệnh nhân Nguyễn Hồng N. ở Trúc Bạch, Hà Nội, nhiều câu hỏi đặt ra, liệu có thể xem đây là ca siêu lây nhiễm?

Trao đổi với PV, bác sĩ Trương Hữu Khanh – chuyên khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết không thể coi ca số 17 là ca siêu lây nhiễm như ca bệnh số 31 ở Hàn Quốc.

Ca số 31 ở Hàn Quốc là tín đồ của Tân Thiên Địa giáo, được giới y khoa coi là “siêu bệnh nhân’ vì bệnh nhân này trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, bệnh nhân này không hợp tác y tế, không chịu cách ly, có 4 lần đến những nơi đông người và là nguồn lây nhiễm Covid-19 cho nhiều người.

Đối với bệnh nhân số 17 tại Việt Nam, bác sĩ Khanh cho biết bệnh nhân này có thể coi là nguồn lây vì sau khi xuống máy bay bệnh nhân này đã lây cho 2 người đó là người bác và lái xe của bệnh nhân. 

Đối với những bệnh nhân trên cùng chuyến bay, bác sĩ Khanh cho biết đến nay chỉ có bệnh nhân số 21 là người Việt, còn lại đều là khách nước ngoài đi cùng chuyến bay và trong số bệnh nhân dương tính có người không ngồi cùng khoang hạng thương gia với nữ bệnh nhân này.

Có thể những người nước ngoài dương tính với Covid-19 đã mang nguồn lây trước đó nhưng chưa có triệu chứng vì tại Anh cũng có 209 người mắc bệnh Covid – 19 và có 2 trường hợp tử vong nên chưa thể khẳng định nguồn lây này trực tiếp là do bệnh nhân số 17.

Ngoài ra, bệnh nhân số 17 theo như khai báo y tế, thời điểm đi trên chuyến bay là lúc bệnh nhân ở tình trạng toàn phát. Đây là giai đoạn bệnh có thể phát tán virus đậm đặc nhất và chỉ cần những người xung quanh tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh thì có thể lây nhiễm SARS-Cov-2.

Những người này nhiễm virus và tùy theo thể trạng sức khỏe có thể bùng phát bệnh, có thể trở thành người mang nguồn nhiễm nhưng không có triệu chứng.

Bác sĩ Khanh khuyến cáo, tốt nhất trong thời gian này cần tránh tụ tập đông người, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang ở khu vực có nguồn lây.

Khi đi trên máy bay, nên đeo khẩu trang vải cho dễ chịu và sử dụng thêm lớp giấy ăn lót bên trong. Khi đó, người hắt hơi cũng không ảnh hưởng đến ai và giấy ăn cũng giúp ngăn chặn được giọt bắn từ người khác. Cách này đơn giản mà không tốn kém.

TS BS Lê Quốc Hùng – trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM cho biết, bệnh do virus SARS – CoV-2 cũng giống như các virus gây bệnh viêm đường hô hấp khác, sau khi đi vào vùng hầu họng, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào niêm mạc và nhân lên, từ một con sẽ sản sinh ra hàng trăm con.

Phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc chúng sẽ phá vỡ tế bào để tràn lan ra ngoài và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới. Cứ như thế chu trình phát triển được lặp lại nhiều lần và ngày càng đi sâu hơn vào cơ thể. Giai đoạn này là giai đoạn ủ bệnh.

Đến một lúc nào đó (tùy thuộc vào sức khỏe mỗi người) số lượng virus đủ lớn phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của con người thì bệnh sẽ phát ra. Đây là giai đoạn phát bệnh.

Như vậy trong giai đoạn ủ bệnh, người mang virus không có triệu chứng nên người khác không thể biết. Do đó họ có khả năng âm thầm lây truyền virus sang người khác.

Để phòng tránh bị nhiễm bệnh (hay lây truyền cho người khác), theo bác sĩ Hùng mọi người phải cố gắng ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng của chính mình. Đó là những phương pháp tránh tập trung chỗ đông người, đứng cách xa người nghi nhiễm bệnh trên 2m, đeo khẩu trang (bất cứ loại nào), thường xuyên rửa tay.

Theo kinh nghiệm của bác sĩ Hùng, còn một "nút chặn" sau cùng là súc họng với dung dịch sát khuẩn.

Còn bác sĩ Khanh cho biết nên súc miệng sau khi đến các khu vực nguy hiểm có nguồn lây, có thể súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc họng khác, không nên dùng nước súc họng quá mạnh vì có thể gây bỏng họng.

Khánh Chi

Cô điều dưỡng hoa khôi và cái nắm tay 'chữa lành' của bệnh nhân 80 tuổi

“Bà ngoại” là câu gọi quen thuộc của nữ điều dưỡng trẻ tuổi dành cho bệnh nhân ung thư hơn 80 tuổi của mình. Cái nắm tay nhẹ nhàng như người cháu gái nhỏ phần nào giúp bà có được những ngày hóa xạ trị bớt mệt mỏi.

8 dấu hiệu cảnh báo gan có vấn đề cần đi gặp bác sĩ ngay

Ngoài vàng da, vàng mắt, ngứa da, người mắc bệnh gan thường có triệu chứng buồn nôn, ăn không ngon miệng, chán ăn.

Thầy giáo trẻ được ghép thận: Tâm sự cảm động của người mẹ

Ngày con trai út chuẩn bị xuất viện trở về nhà sau ca phẫu thuật ghép thận thành công, người mẹ xúc động nói lời cảm động.

Hai lưu ý giúp phòng tránh căn bệnh gây tử vong nhiều hơn ung thư

Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong đó gần 10% là người trẻ. Đây là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn cả ung thư.

Ngồi trong ô tô có cần chống nắng?

Khi trời nắng, tia cực tím hoạt động càng mạnh, trong đó tia UVA có khả năng xuyên qua cửa kính ô tô. Đây là tác nhân gây lão hóa, nám, thậm chí là ung thư da.

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !