PTR Industries là hãng chuyên sản xuất mẫu súng trường HK-91 bán tự động và bán trên thị trường tự do ở Mỹ. Nhà máy của hãng đặt tại Bristol, bang Conneticut và chỉ cách trường tiểu học Newtown (nơi xảy ra vụ xả súng thảm sát khiến 20 trẻ em và 6 giáo viên thiệt mạng hồi cuối năm 2012) khoảng 45 phút lái xe.
CEO Josh Fiorini của PTR Industries cho biết, hãng đã công bố kế hoạch di dời nhà máy của mình ra khỏi địa phận bang Connecticut bởi hôm 9/4 vừa qua, chính quyền bang đã thông qua đạo luật cấm súng đạn.
Khi được hỏi cảm nghĩ của ông về vụ xả súng ở Newtown hồi cuối năm ngoái, Josh Fiorini cho biết cả ông và các nhân viên trong hãng đều cảm thấy rất bàng hoàng và phẫn nộ nhưng họ đều không cho rằng hãng sản xuất súng đạn là nguyên nhân dẫn đến thảm kịch này.
"Cảm giác của tôi giống như cảm giác của một kỹ sư GM (General Motors – tập đoàn sản xuất xe hơi lớn nhất Mỹ) khi anh ta nghe tin một ai đó lái xe gây ra tai nạn giao thông", Fiorini nói.
Fiorini đã cho phép một số phóng viên được đi thăm toàn bộ nhà máy và dưới đây là những hình ảnh đã được ghi lại.
Ngay khi vừa bước chân vào nhà máy PTR Industries, bạn sẽ thấy súng xuất hiện khắp nơi.
Đây là khu vực lắp ráp bước 1. Toàn bộ dây chuyền lắp ráp để cho ra đời một khẩu súng hoàn chỉnh do 42 người thực hiện.
Hầu hết các nhân viên của PTR Industries đều ở độ tuổi 20-30 và họ là những người dân địa phương nên khá quen biết, thân thiết với nhau.
Phó chủ tịch phụ trách bán hàng John McNamara (trái) và Tổng giám đốc Josh Fiorini (phải) là những người bạn thân thiết với nhau từ hồi niên thiếu.
Năm ngoái, PTR đã xuất xưởng 4.400 khẩu súng, tăng hơn gấp đôi so với 2.000 khẩu của năm 2009.
Dự kiến trong năm 2013, hãng sẽ tiêu thụ được khoảng 10.000 khẩu súng. Kể từ sau khi vụ thảm sát ở Newtown hồi cuối năm ngoái, doanh số bán hàng của hãng tăng vọt nhờ hiệu ứng "mua vội vàng" của người dân để phòng thân.
Những bộ phận đầu tiên giúp định hình khẩu súng.
Đây là khẩu PTR 91 do hãng sản xuất. Nó được nhái theo thiết kế của khẩu HK-91 của Đức.
Mặc dù là mẫu súng trường bán tự động nhưng nó vẫn có băng đạn tiêu chuẩn 20 viên.
PTR không sản xuất băng đạn mà họ mua lại từ nhà sản xuất gốc là hãng Hechler & Koch - nơi cho ra đời những khẩu HK-91 nguyên bản. Cách đây vài năm, PTR đã mua 150.000 băng đạn kiểu này.
Theo đạo luật kiểm soát súng đạn mới, bất cứ băng đạn nào có chứa trên 10 viên đều phải đăng ký. Việc này sẽ đẩy chi phí của mỗi khẩu súng lên khá nhiều.
PTR cho biết, họ có thể cắt hộp đạn xuống còn 10 viên nhưng việc đó khiến họ tốn thêm khoảng 17 USD.
Một trong những khó khăn nữa của PTR là họ phải chuyển các linh kiện súng đi sơn ở một nơi khác nhưng dưới quy định của luật mới, việc này có thể là trái luật và bị tịch thu. Khoảng 85% doanh số của hãng là từ thị trường tự do dân sự nhưng họ cũng nhận được khá nhiều hợp đồng từ các đơn vị thực thi pháp luật của chính quyền. Ngay sau khi PTR công bố kế hoạch di chuyển nhà máy ra khỏi Connecticut, họ đã nhận được lời mời của rất nhiều địa phương khác nhau, kèm theo đó là các ưu đãi về thuế, về chính sách quản lý ít "nghiêm khắc" hơn nhiều.
Giám đốc sản xuất Mike Lee đang kiểm tra công đoạn lắp ráp đầu tiên.
Những khẩu súng bắt đầu được hình thành.
Hiện nay, PTR đã nhận được 56.000 đơn đặt hàng, đủ để họ sản xuất liên tục vài năm nữa.
Phụ trách bộ phận hàn Jamieson Woodard là một trong số 24 người đã cam kết sẽ đi cùng nhà máy khi chuyển sang bang khác.
Trưởng nhóm cơ khí Ruben Diaz đang chỉnh lại bộ phận cò súng. Tổng giám đốc của hãng thừa nhận người có tay nghề cao như Ruben Diaz rất khó kiếm. Ông đã làm việc ở nhà máy này được 12 năm.
Gia công, chế tác bộ phận đầu ruồi ngắm bắn.
Zack McNamara đang gia công bộ phận nòng súng.
Kỹ sư trưởng Kevin Grover đang lập trình để chế tác những bộ phận khác của khẩu súng.
Các nhân viên của PTR được nhận mức lương rất cạnh tranh mặc dù giá bán của mỗi khẩu súng thời gian gần đây đã tăng thêm khoảng 500 USD/khẩu.
Kỹ sư Mike McCann đang lắp ráp bộ phận cò súng.
Bắn thử - một trong những công đoạn quan trọng nhất của quá trình sản xuất để đảm bảo mọi khẩu súng hoạt động chính xác
Chuyên gia bắn thử và hiệu chỉnh Rick Carpentiere
Sau khi hoàn tất giai đoạn thử nghiệm, súng được đặt lên giá và chuẩn bị để đóng gói và chuyển đến tay khách hàng.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.