Bé gái 13 tuổi kiếm 36 triệu đồng/tháng nhờ dịch vụ lạ, mẹ nhận được loạt email mới rõ chân tướng

Cô bé thú nhận với mẹ đã "kinh doanh" dịch vụ này suốt một thời gian dài và kiếm được số tiền không hề nhỏ.

Nỗi ám ảnh của học sinh sau mỗi kỳ nghỉ là bài tập về nhà còn chưa làm xong nhưng đã phải quay lại trường. Không thể nghỉ tiếp, bài tập thì chưa xong, nhiều em khóc dở mếu dở, sợ bị thầy cô giáo và bố mẹ trách phạt. Tuy nhiên, nhiều em lười học nhưng lại rất "mưu mẹo". Không muốn bị mắng, các em liền nghĩ ra độc chiêu là... thuê người làm bài tập hộ mình. 

Những ngày gần đây, một cô bé 13 tuổi, sống tại Trung Quốc đang nổi rần rần trên mạng xã hội bởi mở dịch vụ làm bài giúp người khác. Cô bé sử dụng một tài khoản trên website mua bán đồ cũ của mẹ để "khởi nghiệp". Khách hàng của cô nhóc đều là học sinh, và mặt hàng trao đổi là bài tập về nhà đã được giải.

Bé gái 13 tuổi kiếm 36 triệu đồng/tháng nhờ dịch vụ lạ, mẹ biết được xém ngất xỉu, cho một trận no đòn nhớ đời - Ảnh 1.

Cô bé 13 tuổi kinh doanh dịch vụ làm bài tập hộ người khác. (Ảnh minh hoạ)

Sự việc vỡ lở khi hàng loạt bà mẹ phát hiện con mình bỗng chăm chỉ làm bài, thậm chí còn được điểm cao một cách bất thường. Họ yêu cầu cô bé phải hoàn trả lại số tiền mà con mình đã bỏ ra nhờ làm bài. Nhưng cô bé nhất quyết không chấp thuận, cho rằng "tiền trao cháo múc", không có chuyện tiền được hoàn lại. Ngay lập tức, các bà mẹ đã báo cáo tài khoản cô bé vi phạm các quy tắc đối với cộng đồng.

Cũng vì vậy mà mẹ cô bé phát hiện ra sự việc bởi hàng loạt tin nhắn báo tài khoản vi phạm được gửi về email. Sau một hồi tra khảo, cô bé đành thú nhận với mẹ. Còn bà mẹ ngã ngửa người, không ngờ con gái còn mở cả "đại lý làm bài thuê".

Bà mẹ này lập tức kiểm tra tất cả lịch sử giao dịch qua tài khoản và phát hiện con mình kiếm được khoảng 10.000 NDT/tháng (36 triệu đồng). Không biết nên khóc hay nên cười, bà mẹ liền thu lại tài khoản và số tiền con kiếm được.

Bé gái 13 tuổi kiếm 36 triệu đồng/tháng nhờ dịch vụ lạ, mẹ biết được xém ngất xỉu, cho một trận no đòn nhớ đời - Ảnh 2.

Cô bé kiếm được số tiền kha khá nhờ làm bài giúp mọi người.

Những lý do khiến học sinh không làm bài tập

1. Trẻ lười biếng và thiếu tính tự giác

Nguyên nhân lớn nhất của vấn đề không làm bài tập là do lười học, thiếu tính tự giác. Nhiều học sinh cho rằng, kỳ nghỉ đông là thời gian lý tưởng để nghỉ ngơi nên không muốn động vào sách vở. Điều này dẫn đến tình trạng sắp đến ngày đi học, các em lo sợ khi nhìn vào khối lượng bài tập, đành đi thuê người làm giúp. Ngược lại, những học sinh có ý thức tự giác sẽ sắp xếp thời gian khoa học, lên kế hoạch học bài, tránh để "nước đến chân mới nhảy".

2. Tác hại của việc dùng nhiều thiết bị điện tử và mạng xã hội

Trong xã hội ngày nay, thiết bị điện tử, mạng Internet và mạng xã hội gắn liền với cuộc sống thường ngày. Dù là người lớn hay trẻ em đều rất thích cầm điện thoại di động để giải trí. Thậm chí, nhiều đứa trẻ chưa đi học mẫu giáo đã "nghiện" điện thoại.

Việc tiếp xúc quá nhiều thiết bị điện tử sẽ khiến trẻ bị lôi cuốn, không chú tâm học tập. Từ đó, dẫn đến tình trạng chểnh mảng, lười biếng làm bài về nhà.

Bé gái 13 tuổi kiếm 36 triệu đồng/tháng nhờ dịch vụ lạ, mẹ biết được xém ngất xỉu, cho một trận no đòn nhớ đời - Ảnh 3.

Khi dùng điện thoại mà không có sự kiểm soát của cha mẹ sẽ khiến học sinh chểnh mảng việc học tập. (Ảnh minh hoạ)

3. Cha mẹ bận rộn, không có thời gian quản lý con cái

Mặc dù những đứa trẻ lười làm bài tập là lỗi sai từ chúng. Nhưng đây cũng là một phần lỗi đến từ cha mẹ khi không sát sao nhắc nhở con hoàn thành bài. Cha mẹ cần quản lý quỹ thời gian, cuộc sống sinh hoạt của con một cách cẩn thận. Hãy cùng con lên kế hoạch công việc thực hiện trong ngày và theo dõi tiến độ chặt chẽ.

4. Cha mẹ không dạy con quản lý tài chính

Thời đại ngày nay, chất lượng cuộc sống được nâng cao, nhiều gia đình thường cho con tiền tiêu vặt rủng rỉnh. Họ bận rộn công việc và không quan tâm con sử dụng số tiền đó như thế nào.

Nếu cha mẹ không dạy con quản lý tài chính sẽ dễ hình thành thói quen tiêu tiền phung phí, tiêu tiền không đúng nhu cầu. Đây là cách gián tiếp khiến con mắc những sai lầm, không chỉ đơn thuần là thuê người làm bài tập hộ.

Nuôi dạy con: Không thể không so sánh, nhưng cần so sánh hợp lý

Nuôi dạy con: Không thể không so sánh, nhưng cần so sánh hợp lý

Có con, ta học được cách chấp nhận, gồng mình chịu đựng và chờ đợi ngày mọi chuyện chuyển biến tốt hơn.

Theo phapluat.suckhoedoisong.vn

Học tại nhà không người hướng dẫn, cha mẹ tước quyền đến trường của con

Chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ vẫn đi làm và bắt trẻ ở nhà tự học theo giáo trình là không công bằng với trẻ. Nếu trẻ học ở nhà không có người hướng dẫn, cha mẹ đang tước quyền đến trường của con.

Sự thật 'người lạ mặt bắt cóc trẻ em' tại các trường học

Trước nghi vấn kẻ lạ mặt tiếp cận học sinh ở nhiều trường học tại TP Vinh, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An khẳng định: "Không có chuyện bắt cóc trẻ em' như thông tin trên mạng xã hội.

Trẻ dùng thiết bị điện tử mấy tiếng mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng xấu?

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trẻ 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian nhất định mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Phụ huynh lo lắng trước thông tin 'người lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em'

Nhiều phụ huynh đang chia sẻ thông tin, thời gian gần đây, tại TP Vinh (Nghệ An) xuất hiện 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy, tiếp cận học sinh ở nhiều trường học với ý đồ xấu.

Lý do khiến chỉ số IQ của trẻ em đang sụt giảm đáng kể

Một nghiên cứu của Đức cho thấy căng thẳng, lo lắng và phong tỏa xã hội đợt dịch Covid-19 khiến trẻ em phát triển trí tuệ dưới mức tiêu chuẩn thông thường.

Học tại nhà, cha mẹ là giảng viên vẫn khó thay thế việc trẻ đến trường

Chuyên gia cho rằng, mô hình homeschool nên được quy định chính thức tại Việt Nam với các điều kiện như phụ huynh phải đủ năng lực thực hiện, học sinh cần tham gia vào kỳ thi định kỳ bắt buộc và đảm bảo kết quả nhất định mới được tiếp tục duy trì...

Tầm quan trọng của sách trong việc hình thành nhân cách trẻ

Là người nghiên cứu về giáo dục và làm khuyến đọc, diễn giả Nguyễn Quốc Vương mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều có không gian đọc sách dù giàu hay nghèo.

Bức xúc cảnh giáo viên đè ngửa, nhồi nhét cơm vào miệng trẻ

Một bé 4 tuổi ở Bắc Ninh bị đè ngửa, nhồi nhét cơm khi cho ăn tại một cơ sở giữ trẻ khiếm khuyết không phép.

Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, phụ huynh Hà Nội 'ngồi trên lửa'

Với chỉ 55,7% học sinh Hà Nội được vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt đang bày ra trước mắt ở mùa tuyển sinh năm 2023.

Bà mẹ bỏ phố về rừng, cho con đi nghìn km để học ở khắp mọi nơi

Từng đưa con đi khắp các tỉnh Tây Nguyên trong 6 tháng, cuối cùng, chị Thi quyết định rời khỏi TP.HCM, tìm về với thiên nhiên như một cách chữa lành những tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !