Bé 2 tuổi tím tái vì mảnh xương cá sắc nhọn chọc vào thực quản

Các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, khoa vừa tiến hành nội soi gắp dị vật là một mảnh xương cá sắc nhọn ra khỏi đường thở cho một bệnh nhi 2 tuổi.

Bệnh nhi là cháu N.D.P. (2 tuổi, trú tại thị xã Hoàng Mai), vào viện trong tình trạng ho khàn tiếng, thở rít, chảy mũi trong nhầy, da niêm mạc kém hồng.

Gia đình bé cho biết, trước đó, trẻ đang ăn cơm với cá thì bị sặc, trẻ tím tái, chảy nước mũi. Thấy bé càng lúc càng khó thở, kèm khàn tiếng gia đình vội đưa bé tới bệnh viện huyện gần nhà điều trị.

Tại đây, bé vẫn khó thở và khàn tiếng, bệnh nhân được chuyển tuyến lên Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.

Qua thăm khám, bác sỹ khoa TMH nội soi phát hiện dị vật màu trắng là xương cá chiếm gần hết lòng khí quản , cắm ngang hạ thanh môn. Ngay lập tức các bác sỹ đã dùng ống soi và kìm gắp xương cá ra khỏi đường thở của bệnh nhi an toàn. Sau khi soi gắp dị vật, chức năng hô hấp của bé phục hồi tốt.

BS CKI. Trịnh Thanh Hưng (khoa TMH) cho biết: “Trường hợp của bé P. nếu không kịp thời phát hiện và tiến hành nội soi gắp ra sẽ rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng nặng và thủng khí quản...

Bệnh nhi còn nhỏ, chỉ mới 24 tháng tuổi nên chúng tôi phải thao tác cẩn thận, khéo léo để tránh gây tổn thương cho khí quản của trẻ”.

{keywords}
Hỉnh ảnh mảnh xương bác sĩ gắp ra. 

Bác sĩ khuyến cáo: Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã gặp rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ tuổi hóc dị vật như: xương cá, cúc áo, các loại hạt, đồng xu... Nếu dị vật lớn có thể gây tắc đường thở và tử vong. Vì thế, các bậc phụ huynh cần kiểm soát được các vật dụng nhỏ, tránh cho trẻ em cầm đưa vào miệng. Khi cho trẻ nhỏ ăn cũng không nên ép trẻ ăn lúc khóc hay cười vì rất dễ bị sặc.

Bên cạnh đó, trẻ nhỏ chưa hình thành được phản xạ lựa xương khi ăn nên việc chế biến thức ăn cho bé, phụ huynh phải tuyệt đối thận trọng. Trường hợp trẻ bị ho sặc trong lúc ăn cần nghĩ đến khả năng bé đã nuốt phải dị vật. Nếu thấy trẻ có hiện tượng bất thường, phụ huynh cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất, trình bày rõ những yếu tố nguy cơ để trẻ được kiểm tra và can thiệp kịp thời.

K.Chi 

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Để giảm 1kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?

Đốt cháy calo là cách tốt nhất để giảm cân. Tuy nhiên, để giảm được 1kg cân nặng, trung bình bạn phải mất từ 7 tới 10 ngày.

Vì sao nên uống một ly chanh tươi và mật ong vào buổi sáng?

Chanh tươi có tác dụng kéo nước vào lòng ruột làm mềm phân, giảm táo bón. Buổi sáng, một ly nước ấm chanh tươi và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Sự thật về 'chất độc' trong hành, tỏi mọc mầm

Hành tỏi để lâu có thể bị mọc mầm, nhiều người lo lắng ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Chiêu lừa đảo 'con cấp cứu ở viện' lan đến Thái Nguyên

Các đối tượng đều xây dựng kịch bản con đi học bị chấn thương sọ não, tình trạng hôn mê phải cấp cứu ngay khiến nhiều phụ huynh hốt hoảng, lo lắng chạy tới bệnh viện.

Hơn 200 học sinh ở một thị trấn tại Lào Cai phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt

Trong 1 tuần, từ 7-13/3, gần 240 học sinh bốn trường học ở thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên (Lào Cai), phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt mỏi.

Những người không nên uống trà xanh

Người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống trà xanh.

Căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang ở đỉnh dịch

Hơn 20 giường tại 4 buồng dành riêng cho trẻ nhiễm virus hợp bào (RSV) tại khoa Hồi sức hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội, luôn kín bệnh nhi.

Đang cập nhật dữ liệu !