Bắt con quỳ vì trượt lớp 10: Kiểu dạy dỗ khiến con trượt dài trong tương lai

Do quá kỳ vọng và ảo tưởng nên bố mẹ không nắm rõ được thực lực của con khiến chúng phải đi "nhón chân cao quá".

{keywords}
(Ảnh minh hoạ)

Bắt con quỳ chỉ để thoả mãn cơn tức giận nhất thời của mẹ

Sau bài viết Mẹ bắt con gái quỳ chỉ vì 7 năm học sinh giỏi mà giờ lớp 10 trường tư cũng không nhận, Infonet nhận được rất nhiều ý kiến thể hiện sự quan tâm tới vấn đề kỳ vọng, áp lực của cha mẹ đối với việc học tập của con cái.

Nhiều người cho rằng hành vi bắt con quỳ biểu hiện sự tức giận, nỗi lo mất thể diện của bố mẹ khi con thi trượt, đồng thời cũng thể hiện sự lo sợ của bố mẹ không biết tới đây con học ở đâu và có thể là sự tiếc nuối vì con có tiềm năng với “7 năm học sinh giỏi” thế mà lại trượt….

Khá bất bình với cách ứng xử của phụ huynh bắt con gái quỳ nơi đông người, PGS.TS Trần Thành Nam (trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng không nên trừng phạt con bởi những nỗi lo của chính mình.

“Việc trừng phạt ấy có làm thay đổi, cải thiện, giải quyết được nỗi lo của phụ huynh hay không?

Việc chửi mắng, việc chì chiết, việc đánh, bắt con quỳ giữa sân trường với bao ánh mắt dò xét có thay đổi được thực tế?

Bắt con quỳ, quát mắng con ở trường thì bố mẹ được gì sau đấy?”, PGS.TS Trần Thành Nam đặt một loạt câu hỏi.

Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về tâm lý lứa tuổi học đường, PGS.TS Trần Thành Nam khẳng định, sau sự việc này chắc chắn mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ có hố ngăn cách bởi con sẽ cảm thấy “mất mặt” khi bị mẹ bắt quỳ giữa chốn đông người. 

“Điều này sẽ khiến sau này bố mẹ khó tác động được với con. Bản thân đứa trẻ sẽ nghĩ mình là người thất bại, người con không xứng đáng. Điểm số những năm trước của con cũng chỉ là giả hoặc không có giá trị gì khi không đỗ cấp 3.

Đứa trẻ sẽ cảm thấy lo sợ trước những kỳ thi trong tương lai, kể cả học giỏi bao nhiêu đi chăng nữa thì nó vẫn lo lắng có thể lặp lại thất bại như khi thi vào lớp 10. Tâm trạng này khiến trẻ ám ảnh dẫn đến việc không thành công trong các kỳ thi tiếp theo”, PGS.TS Trần Thành Nam cho hay.

Chưa kể, với việc bị mẹ lôi ra chỗ đông người “dạy dỗ” theo kiểu quát mắng, bắt quỳ sẽ làm cho đứa trẻ cảm thấy xấu hổ, điều này rất có thể dẫn tới những hành động tiêu cực khi giới hạn chịu đựng của con bị đẩy đến đường cùng.

Hơn thế, con cũng có thể thay đổi thái độ, quan điểm học tập. Con không coi trọng, không muốn phấn đấu nữa vì chúng nghĩ chẳng qua việc học chỉ là mong muốn của bố mẹ. Khi các bậc phụ huynh đã gây tổn thương cho con rồi thì chẳng có lý do gì để con cố gắng, phấn đấu vì bố mẹ nữa.

PGS. TS Trần Thành Nam phân tích: “Có rất nhiều điều tiêu cực sau hành vi của người mẹ này. Hành động này không giúp thay đổi kết quả của sự việc đã xảy ra trong quá khứ mà chỉ thoả mãn sự tức giận của mẹ ở ngay thời điểm đó.

Cái được của người mẹ là những điều rất ngắn hạn mà không giúp cho đứa trẻ thực hiện điều mong muốn của mình, đó là con phải rút ra được bài học, phải cố gắng trong tương lai, phải tìm kiếm các cơ hội khác để khẳng định bản thân. Do đó, trong tình huống này bố mẹ cần bình tĩnh”.

Hệ quả của việc bố mẹ bắt con "đi nhón chân cao quá"

PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng, có một thực tế là nhiều đứa trẻ có danh học giỏi ở bậc học THCS nhưng không phản đúng thực chất năng lực.

Việc này xuất phát từ kỳ vọng và đánh giá bản thân con cao quá trong khi bố mẹ không nắm rõ được thực lực của con. Thế nhưng bố mẹ cứ cố gắng thổi con lên hoặc kỳ vọng ở con để chúng phải đi nhón chân cao quá.

Đến khi định hướng cho con vào trường công cao hơn so với tầm với của nó, trường tư cũng vậy thì dẫn tới việc đó thôi”, PGS.TS Trần Thành Nam phân tích.

Qua câu chuyện này, PGS.TS Trần Thành Nam cũng đặt ra câu hỏi: Liệu rằng việc đánh giá của các trường THCS đã thực sự hoàn toàn khách quan chưa? Điểm số có đánh giá đúng năng lực của học sinh chưa hay cũng bị chạy theo thành tích?

Nếu có tình trạng điểm số ảo thì cũng có một phần lỗi của phụ huynh khi lúc nào cũng muốn con có điểm cao trong quá trình học tập. Một số phụ huynh vẫn nhìn vào điểm số ấy để đánh giá thầy cô dạy tốt hay không, giáo viên giỏi là giáo viên dạy con có kết quả tốt thể hiện bằng điểm số.

“Chính vì những điều này dẫn đến điểm số của con không phản ánh đúng năng lực thực, khi tham gia các kỳ thi thì con không làm được”, PGS.TS Trần Thành Nam cho hay.

Mẹ bắt con gái quỳ ngay tại trường vì 7 năm HS giỏi mà giờ trường tư không nhận: Không phải con nào cũng thành nhà bác học!

Mẹ bắt con gái quỳ ngay tại trường vì 7 năm HS giỏi mà giờ trường tư không nhận: Không phải con nào cũng thành nhà bác học!

Do điểm thi vào lớp 10 của con không đủ vào trường công, trượt cả trường tư, người mẹ bắt con quỳ ngay tại trường, hét lên: "7 năm học sinh giỏi mà giờ đến trường tư cũng không thèm nhận. Tao phải đánh cho mày chết thì thôi”.

N. Huyền 

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Đang cập nhật dữ liệu !