Báo Pháp: Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ đang làm suy yếu NATO

Nếu các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trước đây cố gắng giữ Thổ Nhĩ Kỳ trong hàng ngũ, thì giờ đây Tổng thống Erdogan tạo ra những vấn đề mới làm suy yếu liên minh từ bên trong.

Theo tờ Le Figaro của Pháp, nhà lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ đang đi ngược lại các giá trị dân chủ cơ bản của khối và dần rơi vào tay của ông Vladimir Putin, người đang tìm cách làm suy yếu NATO.

Le Figaro cho rằng, trong một thời gian dài mối đe dọa duy nhất đối với sự gắn kết của NATO là nước Nga. Nhưng giờ đây, mối nguy hiểm nằm ở ngay bên trong chính khối. Do đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump coi liên minh này là “lỗi thời” và Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia canh giữ sườn phía đông nam của khối, có liên quan đến những lời của ông Macron về “cái chết não” của NATO.  Gần đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ “không còn là một đối tác” ở Địa Trung Hải, họ đang đặt liên minh vào “nguy cơ sinh tử”.

{keywords}
Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ đang làm suy yếu NATO. (Ảnh: Reuters)

Từ vài năm nay, mỗi tháng Ankara buộc NATO “phải nuốt thêm một viên thuốc đắng”. Ở Libya, là việc vi phạm lệnh cấm vận vũ khí, và ở Syria là việc chiến đấu với người Kurd cũng như đặt các đồng minh vào vị thế không rõ ràng trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Tại Iraq, các hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Đảng Công nhân Kurdistan ở miền bắc nước này đã ngăn cản NATO hỗ trợ lực lượng quốc gia trong cuộc chiến chống lại IS và ảnh hưởng tới Iran. Ở phía đông Địa Trung Hải các hành động khiêu khích của Tổng thống Erdogan đã đẩy hai thành viên NATO vào bờ vực chiến tranh. Cuối cùng, Thổ Nhĩ Kỳ đã “xích lại” gần Nga sau khi mua hệ thống phòng không S400, vốn không phù hợp với các tiêu chuẩn của NATO.

Theo Le Figaro, kể từ khi gia nhập NATO năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ luôn là một đồng minh “khó tính”, nhưng nhìn chung các đối tác của khối thông qua các cuộc đàm phán đã giữ được vị thế. Tuy nhiên, hiện nay do thực tế là Mỹ đã rút quân khỏi đông bắc Syria, Thổ Nhĩ Kỳ của ông Erdogan đã trở thành một kẻ gây rối, họ chặn tất cả các đề xuất đối tác trong liên minh, không cho phép duy trì quan hệ với UAE, Áo, Ai Cập và Armenia, và cũng như cản trở các sứ mệnh của NATO. Chẳng hạn như đe dọa cử một phái đoàn tới căn cứ không quân Incirlik (Thổ Nhĩ Kỳ). Ngoài ra, Ankara cũng liên tục “tống tiền” châu Âu bằng cuộc khủng hoảng di cư.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vốn là trụ cột của NATO trong một thời gian dài hiện đang bất ổn, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ mất dần sức mạnh và uy quyền, lực lượng không quân chỉ còn là cái bóng của chính mình sau cuộc thanh trừng dẫn đến một âm mưu đảo chính vào năm 2016. Đồng thời, nước này đã rời xa các giá trị của liên minh Bắc Đại Tây Dương.

Theo chuyên gia của tờ báo Pháp, ông Erdogan đang “dựa vào diễn ngôn hiếu chiến của chủ nghĩa dân tộc - Hồi giáo và đang cố gắng thay đổi trật tự luật pháp thế giới”.

Trong khi đó, theo một nhà quan sát ở Liên minh châu Âu (EU), trong liên minh Bắc Đại Tây Dương rất khó để làm việc với một đồng minh phủ nhận các giá trị dân chủ làm nền tảng. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ khó có khả năng rời NATO do hiến chương không quy định khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một thành viên của Liên minh hoặc trục xuất thành viên đó, bởi vì theo các quy tắc các đồng minh phải đi đến thống nhất trước khi đưa ra một quyết định.

Về phần mình, Ankara có thể rút khỏi NATO, sau khi đã thông báo cho khối này về quyết định một năm trước đó. Theo các nguồn tin, “ông Erogan sẽ không làm điều đó, bởi vì ông ấy biết rằng chính việc gia nhập NATO đã làm tăng thêm tầm quan trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong mắt nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Điện Kremlin ủng hộ Erdogan để có thể "sử dụng" ông trong chiến dịch làm suy yếu NATO. Trong khi đó, các cuộc tấn công nội bộ từ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với các cuộc tấn công bên ngoài từ Nga tiếp tục gây khó khăn cho liên minh”.

Theo Le Figaro, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể là một giải pháp cho vấn đề. Đảng Dân chủ của ông Joe Biden đã lên tiếng ủng hộ NATO. Tuy nhiên, các đồng minh lo ngại rằng nếu ông Trump thắng cử, ông sẽ quyết định rút khỏi liên minh Bắc Đại Tây Dương. Đây một kịch bản đã được thảo luận nhiều lần của cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton tiết lộ trong cuốn tự truyện. Trong trường hợp này, nước Nga của ông Putin sẽ giành được một chiến thắng lớn, tuy nhiên, Le Figaro lưu ý rằng cho đến nay đây chỉ là giả thuyết.

Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố ‘sốc’ về lệnh trừng phạt của EU với Nga

Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố ‘sốc’ về lệnh trừng phạt của EU với Nga

RIA dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, gần đây Nga đã quen với các lệnh trừng phạt từ phương Tây và thấy rõ rằng quan điểm của Liên minh châu Âu (EU) “không đáng tin cậy”.

Thanh Bình (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !