Bảo đảm quyền tự chủ của các trường ĐH trong công tác tuyển sinh

Mùa tuyển sinh 2019, các trường ĐH được tự xác định chỉ tiêu, lập đề án tuyển sinh, xác định các điều kiện tuyển sinh và tham gia các nhóm tuyển sinh hoặc tuyển sinh độc lập. Qua đó, Bộ GD&ĐT vẫn bảo đảm và tôn trọng quyền tự chủ của các trường ĐH trong công tác tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh 2019, công tác tuyển sinh đã và đang được Bộ GD&ĐT triển khai theo hướng mở.

Việc hoàn thiện quy chế, quy trình và các giải pháp về kỹ thuật phần mềm trong công tác tuyển sinh đã giúp các trường “lọc ảo” khá tốt, từ đó tuyển đúng và trúng đối tượng cần tuyển; còn thí sinh có nhiều cơ hội để lựa chọn được ngành học, trường học phù hợp nhất với mình.

Kế thừa và phát huy kết quả của mùa tuyển sinh năm 2018, năm nay, các trường được tự xác định chỉ tiêu, lập đề án tuyển sinh, xác định các điều kiện tuyển sinh và tham gia các nhóm tuyển sinh hoặc tuyển sinh độc lập. Qua đó, vẫn bảo đảm quyền tự chủ của các trường ĐH trong công tác tuyển sinh.

Quan điểm của Bộ GD&ĐT là tôn trọng quyền tự chủ của các trường. Vì thế, dù là hình thức tuyển sinh nào đi chăng nữa, bởi khi các trường được tự chủ trong tuyển sinh thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước xã hội và trách nhiệm với uy tín của trường mình.

Nhiều trường đã lập phương án tuyển sinh riêng và “chiêu sinh” thí sinh bằng nhiều hình thức như: Tuyển những thí sinh đạt học sinh giỏi 3 năm THPT hoặc học sinh giỏi của các trường THPT chuyên... Đáng chú ý, có trường công bố hàng nghìn thí sinh trúng tuyển theo diện “tuyển thẳng”. Thông tin này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều của dư luận xã hội.

Xu hướng tuyển sinh hiện nay của các trường là tạo điều kiện, cơ hội cho thí sinh được tiếp cận với GDĐH và được học ĐH nhưng chất lượng sẽ được kiểm soát chặt chẽ trong suốt quá trình đào tạo cho đến khi sinh viên ra trường và sẽ siết chặt đầu ra để bảo đảm chất lượng.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, không nên gọi là tuyển thẳng một cách tùy tiện vì dễ gây hiểu nhầm rằng tuyển thẳng ồ ạt, dễ dãi. Tuyển thẳng chỉ được áp dụng cho những đối tượng được Bộ GD&ĐT quy định trong Quy chế tuyển sinh; còn đối với các trường hợp khác nên chăng gọi là: Ưu tiên xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp... bởi thực chất đây là vấn đề nội bộ, là phương án tuyển sinh theo đề án riêng của nhà trường. Do đó, không nên đánh đồng giữa cái chung với cái riêng.

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, thí sinh được tuyển thẳng vào các trường ĐH phải thuộc diện đối tượng được quy định tại Khoản 2 Điều 7 Quy chế “Tuyển sinh ĐH hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo GV hệ chính quy”, Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/1/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Cụ thể: Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT thì được xét tuyển thẳng vào ĐH theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh. Hoặc thí sinh đã tốt nghiệp THPT là thành viên đội tuyển quốc gia, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức.

Trước đó, trong Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, Bộ GD&ĐT quy định đối với ngành đào tạo thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên ở các trình độ đại học (ĐH), cao đẳng, trung cấp: Căn cứ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển.

Đối với các ngành khác, các trường tự xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào, công bố trên trang thông tin điện tử của trường và Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.

Như vậy, việc Bộ GD&ĐT không quy định cụ thể về chất lượng đầu vào của các trường ĐH là cách tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục tự chủ hơn trong công tác tuyển sinh và bảo đảm chất lượng đào tạo.

Đại diện nhiều trường ĐH khẳng định, việc không quy định điểm sàn là tạo thêm quyền cho các trường được chủ động xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng. Tất nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc các cơ sở đào tạo phải tự chịu trách nhiệm trước xã hội về chuẩn đầu vào và đầu ra.

Theo đại diện Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) nếu các trường ĐH hạ thấp điểm chuẩn sẽ hạ thấp uy tín và thương hiệu của trường, xã hội và thí sinh sẽ nghi ngờ về chất lượng đào tạo của trường. Do vậy, các trường cần thận trọng trong việc xác định điểm chuẩn xét tuyển để tránh những lệ lụy không tốt cho các đợt tuyển sinh về sau.

Hoàng Thanh - Trần Huệ
Từ khóa: tuyển sinh 2019 tự chủ cho các trường đại học điểm chuẩn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

Lễ khai giảng ‘đa sắc màu’ của hệ thống trường TH School

Bắt đầu năm học 2023 - 2024 với chủ đề “Going Beyond - Không ngừng vươn xa”, các em học sinh mới của TH School tự tin bước trên thảm đỏ trong tiếng chuông rộn ràng, trên tay là những lá cờ nhiều màu sắc đại diện cho các quốc gia quê hương mình.

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Đang cập nhật dữ liệu !