Bài toán 9+ 9: 3= 12 bị giáo viên thẳng tay gạch chéo, 2 mẹ con nghĩ toát mồ hôi không hiểu sai ở đâu

Trước bài toán này, bạn sẽ đưa ra cách giải như thế nào?

Hoàn thành bài tập là nghĩa vụ của học sinh nhưng cũng là vấn đề đau đầu của nhiều bậc phụ huynh. Ngay từ bậc tiểu học, học sinh đã bắt đầu làm quen với dạng bài tập hóc búa, thậm chí có câu hỏi nằm ngoài khả năng suy đoán. Điều này khiến không ít phụ huynh muốn "tăng xông", đột quỵ khi kèm con học.

Mới đây, một phụ huynh tại Trung Quốc đăng tải bài tập Toán tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến cộng đồng mạng tranh cãi. Nội dung câu hỏi như sau:

"Ví dụ lập phép tính để tính toán:

9 cộng 9 chia 3, kết quả bằng bao nhiêu?".

Trước đề bài trên, con trai cô ấy đã đặt phép tính là: 9+ 9 : 3 = 12. Tuy nhiên, phép tính bị cô giáo cho là sai, gạch chéo đi kèm theo chú thích "Xem lại cẩn thận bài đã học". Cậu học sinh tiểu học chợt nghĩ đến một cách tính khác: (9+ 9) : 3 = 6 nhưng cô giáo vẫn lắc đầu, nói rằng không đúng.

Phép toán: 9 9 : 3 = 12 bị giáo viên thẳng tay gạch chéo, 2 mẹ con nghĩ TOÁT MỒ HÔI: Đáp án đúng gây ngỡ ngàng! - Ảnh 1.

Bài toán khiến cộng đồng mạng bùng nổ cuộc tranh cãi.

Nghe con thuật lại, người mẹ vô cùng hoang mang. Cô kiểm tra lại đề bài, tham khảo nhiều cuốn sách giải khác nhau nhưng vẫn không tìm ra được đáp án khác. Đến đây, người mẹ nghi ngờ liệu có phải con nghịch ngợm trên lớp khiến cô giáo bực dọc, cố tình chấm sai. 

Cuối cùng, người mẹ quyết định đến tận trường học để chất vấn cô giáo. Giáo viên không hề tức giận, kiên nhẫn giải thích để phụ huynh hiểu. Cô giáo nhẹ nhàng trả lời: "Trong môn Toán, phép chia và phép chia có dư hoàn toàn khác nhau. Chương trình học đang đến phần phép chia có dư. Vì vậy, trước đề bài này, con phải lập phép tính: 9+(3: 9) = 9 + 1/3". 

Tuy được giáo viên giải thích nhưng phụ huynh vẫn không hài lòng, có phần bức xúc. Cô cho rằng đối với học sinh tiểu học, giáo viên không nên đưa ra những bài toán lắt léo, đánh đố như thế. Những bài tập kiểu này không đem lại lợi ích cho việc học. Tốt nhất nên đặt ra câu hỏi, câu đố thực tế và hữu ích.

Trước đó, từng có một bài toán gây tranh cãi với nội dung như sau: "Lớp học có 11 đèn, nếu tắt 4 đèn thì lớp còn lại bao nhiêu đèn?". Cậu học sinh tiểu học nọ liền đặt phép tính: 11 – 4 = 7 nhưng bị gạch sai. Cô giáo lý giải rằng khi tắt đèn thì đèn không sáng nhưng số lượng đèn vẫn còn nguyên. Vì vậy, đáp án đúng là 11.

Phép toán: 9 9 : 3 = 12 bị giáo viên thẳng tay gạch chéo, 2 mẹ con nghĩ TOÁT MỒ HÔI: Đáp án đúng gây ngỡ ngàng! - Ảnh 2.

Nhiều bài toán lắt léo giúp kích thích tư duy cho học sinh. (Ảnh: Minh hoạ)

Bên cạnh ý kiến trái chiều, nhiều phụ huynh bày tỏ đồng tình với cách ra đề kiểu này. Họ cho rằng bản chất của những câu hỏi lắt léo sẽ giúp kiểm tra khả năng tư duy của trẻ. Ngoài ra, nó có tác dụng hình thành thói quen cẩn thận, thúc đẩy học sinh nghĩ ra nhiều hướng giải khác nhau, từ đó nâng cao hiệu quả học tập.

Đồng thời, để kiến thức Toán học khô khan trở nên hấp dẫn hơn, thầy cô đã sáng tạo nên những câu hỏi độc đáo. Điều này giúp học sinh không cảm thấy nhàm chán, duy trì sự hứng thú, chủ động cao.

Các bậc phụ huynh nên thích ứng với cách ra đề mới nói riêng cũng như việc cải cách giáo dục nói chung. Phụ huynh không nên chỉ chú trọng đến điểm số mà cần quan tâm đến khả năng trau dồi kiến thức, kỹ năng để học sinh có thể phát triển toàn diện.

Bài Toán 3,9 + 5,1 = 9,0 bị giáo viên gạch sai khiến phụ huynh bức xúc, cô giáo giải thích như ''gài bẫy''

Bài Toán 3,9 + 5,1 = 9,0 bị giáo viên gạch sai khiến phụ huynh bức xúc, cô giáo giải thích như ''gài bẫy''

Tưởng đâu đáp án vô cùng đơn giản nhưng khi 1 phụ huynh chụp hình và thắc mắc trên mạng xã hội, bài toán này lại gây ra nhiều ý kiến trái chiều.

Theo phapluat.suckhoedoisong.vn

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Nữ sinh Hà Nội đỗ lớp 10 chuyên Toán của 4 trường chuyên

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, nữ sinh Đặng Diệp Chi (lớp 9A0 Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) gây ấn tượng khi thi đỗ vào khối chuyên Toán của cả 4 trường chuyên.

Nữ sinh từng trượt nguyện vọng đại học nay giành học bổng toàn phần tiến sĩ

Không có bộ hồ sơ mạnh nhưng Thảo cảm thấy may mắn khi gặp được người thầy truyền cảm hứng. Nhờ thế, Thảo như được tiếp thêm động lực và giành học bổng toàn phần tới Đại học North Carolina State (Mỹ) sau một năm “gap year”.

Không học tiến sĩ, nhiều giảng viên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

Không đăng ký học tiến sĩ, nhiều giảng viên ở Trường ĐH Hà Tĩnh bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Sự việc trên khiến nhiều giảng viên của trường bất bình.

Trường có 4 thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội, hơn 190 lượt học sinh đỗ chuyên

Ở mùa thi lớp 10 năm 2024 tại Hà Nội, Trường THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) có tới 192 lượt học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên, đặc biệt, 4 em trở thành thủ khoa.

Đang cập nhật dữ liệu !