Bác sĩ chỉ cách ăn Tết khỏe mạnh, đường huyết, mỡ máu không tăng vùn vụt

Đái tháo đường, rối loạn đường huyết, rối loạn lipid máu, tăng acid uric máu là nhóm bệnh chuyển hóa thường gặp nhất và thường có xu hướng gia tăng sau mỗi kì nghỉ lễ Tết.

Theo BS. Trần Thị Ngọc Châu - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3 văn hóa “ăn” Tết của người Việt ít nhiều vẫn ẩn chứa một số nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là với người cao tuổi và người có sẵn bệnh lý mạn tính.

Đáng chú ý nhất vẫn là tình trạng gia tăng hoặc mất kiểm soát các bệnh lý chuyển hóa sau dịp Tết. Chính vì thế, nhiều người mắc các bệnh lý chuyển hóa như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thường khó kiểm soát hơn do ăn nhiều hơn, ăn các nhóm chất không phù hợp với bệnh và vận động ít.
 
Một số hậu quả của việc không kiểm soát được huyết áp, đường huyết và mỡ máu có thể kể đến như cơn tăng huyết áp, đột quỵ do nhồi máu não hoặc xuất huyết não, nhồi máu cơ tim cấp, hôn mê hạ đường huyết…
 
Trong khi đó, các món ăn đặc trưng của ngày Tết thường là các món ăn nhiều dầu mỡ như thịt mỡ, nem rán, thịt rán, gà rán, giò thủ, lạp xưởng, xúc xích…, các món ăn ngọt như các loại bánh trái, các loại mứt, kẹo ngọt, nước ngọt…, hay các món ăn nhiều chất bột đường như bánh chưng, bánh tét, xôi…).

Việc ăn nhiều những món ăn kể trên trong những ngày Tết dễ dẫn đến tăng nồng độ đường và mỡ trong máu, làm xuất hiện hoặc nặng thêm bệnh lý đái tháo đường và rối loạn lipid máu sẵn có.
 
Các món dưa muối, cải muối, kim chi, thịt ngâm mắm, các món mắm đều có chứa hàm lượng muối rất cao, dễ ảnh hưởng xấu đến huyết áp, đặc biệt trên bệnh nhân tăng huyết áp. Các bệnh nhân có tình trạng rối loạn chuyển hóa nếu đi kèm thêm tăng huyết áp thì nguy cơ dẫn đến biến chứng sẽ tăng thêm.

{keywords}
Ảnh minh hoạ. 

 
Đái tháo đường, rối loạn lipid máu (mỡ máu) và tăng huyết áp khi không được kiểm soát tốt sẽ dễ dẫn đến đột quỵ, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tổn thương võng mạc mắt, tổn thương thận mạn tính… và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
 
Ngoài ra, bác sĩ Châu cũng cho biết ngày Tết chúng ta thường sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu đạm như thịt bò, hải sản, cộng thêm việc uống nhiều rượu bia sẽ dẫn đến nguy cơ tăng acid uric trong máu, là nguyên nhân của bệnh viêm khớp Gout.

Bệnh nhân Gout thường sẽ khởi phát cơn đau cấp ở khớp sau một bữa ăn nhiều đạm và dùng nhiều bia rượu. Vì vậy, khả năng bùng phát đợt cấp của Gout trong hoặc sau những ngày Tết là khó tránh.
 
Ăn Tết sao để khoẻ?
 
BS Châu cho rằng đối với các bệnh mãn tính, chuyển hoá thì nguyên tắc dự phòng là kiểm soát các bệnh lý chuyển hóa sẵn có, bằng cách dùng thuốc hoặc không dùng thuốc, hoặc kết hợp cả 2.
 
Cần duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và hợp lý, ngay cả trong những ngày Tết
 
Ăn uống hợp lý: cắt giảm bớt chất béo và chất bột đường, tăng khẩu phần rau, củ, quả. Ưu tiên thịt nạc, thịt trắng và cá hơn là sử dụng các loại thịt đỏ. Tránh dùng các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, hạn chế dùng các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, các món dưa muối, thịt muối… (vì thường chứa nhiều muối và được cho thêm đường).

Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn: 30-60 phút mỗi ngày, 5-7 ngày/tuần với cường độ vừa phải.
Bỏ thuốc lá : Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính của các vấn đề về tim mạch.

Sử dụng rượu bia vừa phải: Nếu ngày Tết, bạn không thể từ chối lời mời uống bia rượu, hãy hạn chế và chỉ dùng tối đa 1 lon bia 330ml mỗi ngày, hoặc dưới 100ml rượu vang. Nên dùng nước trà loãng thay cho nước ngọt. Đối với trà có thể dùng các loại trà thảo mộc không đường. Nếu bắt buộc phải dùng rượu bia thì chỉ được dùng không quá 1 lon bia 330ml chứa 5% cồn hoặc tương đương.
 
Điều trị thuốc: Nếu bạn đang điều trị các bệnh lý chuyển hóa, bạn cần tuân thủ đúng liệu trình điều trị của bác sĩ để kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu, và đường huyết.

Ngoài ra, ngày Tết đôi khi quá bận rộn cũng có thể khiến chúng ta bỏ bữa, hoặc ăn quá trễ. Đối với người bệnh đái tháo đường, việc bỏ qua bữa ăn có khả năng đưa đến biến chứng hạ đường huyết. Do đó cần lưu ý việc ăn uống hợp lý, giữ gìn và duy trì thói quen sinh hoạt điều độ. 

Khánh Chi 

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Đang cập nhật dữ liệu !