Bắc Giang tập huấn cho gần 450 nhân viên y tế thôn, bản về các bệnh ung thư, không lây nhiễm

Sở Y tế Bắc Giang tập huấn nâng cao năng lực về phòng chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản cho nhân viên y tế thôn, bản, tổ dân phố kiêm nhiệm/phối hợp.

{keywords}
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang tập huấn cho nhân viên y tế thôn, bản, tổ dân phố kiêm nhiệm/phối hợp.

Sở Y tế tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực về phòng chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản cho nhân viên y tế thôn, bản, tổ dân phố kiêm nhiệm/phối hợp.

Đây là hoạt động nhằm triển khai Kế hoạch số 183/KH-SYT ngày 4/10/2021 của Sở Y tế về việc thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm khác năm 2021.

Theo kế hoạch, Sở Y tế tổ chức 9 lớp. Trong đó, ban tổ chức sẽ tổ chức 4 lớp tập huấn tại huyện Yên Thế, 5 lớp tập huấn tại huyện Tân Yên.

Quy mô mỗi lớp sẽ khoảng 50 học viên là những nhân viên y tế thôn, bản, tổ dân phố kiêm nhiệm/phối hợp tại hai huyện trên.

Thời gian dự kiến từ ngày 22 đến ngày 30 tháng 10 năm 2021 tại trung tâm huyện Yên Thế, Tân Yên.

Sở Y tế tỉnh Bắc Giang cho biết mục đích của kế hoạch nhằm thông qua các lớp tập huấn sẽ góp phần nâng cao năng lực về phòng chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản cho nhân viên y tế thôn, bản, tổ dân phố kiêm nhiệm/phối hợp. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Theo cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IACR) tại thông báo về ung thư toàn cầu, xét trên 185 quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy, tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam xếp thứ 16 tại châu Á.

Năm 2018, Việt Nam ở vị trí 99 toàn cầu, tỷ lệ mắc ung thư 151,4 trên 100.000 dân. Như vậy sau hai năm, Việt Nam tăng 7 bậc trên xếp hạng ung thư thế giới. Trong đó, 5 loại ung thư phổ biến nhất hiện nay gồm ung thư gan (14,5%), phổi (14,4%), vú ở nữ (11,8 %), dạ dày (9,8%), đại trực tràng (9%).

N. Huyền 

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Để giảm 1kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?

Đốt cháy calo là cách tốt nhất để giảm cân. Tuy nhiên, để giảm được 1kg cân nặng, trung bình bạn phải mất từ 7 tới 10 ngày.

Vì sao nên uống một ly chanh tươi và mật ong vào buổi sáng?

Chanh tươi có tác dụng kéo nước vào lòng ruột làm mềm phân, giảm táo bón. Buổi sáng, một ly nước ấm chanh tươi và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Sự thật về 'chất độc' trong hành, tỏi mọc mầm

Hành tỏi để lâu có thể bị mọc mầm, nhiều người lo lắng ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Chiêu lừa đảo 'con cấp cứu ở viện' lan đến Thái Nguyên

Các đối tượng đều xây dựng kịch bản con đi học bị chấn thương sọ não, tình trạng hôn mê phải cấp cứu ngay khiến nhiều phụ huynh hốt hoảng, lo lắng chạy tới bệnh viện.

Hơn 200 học sinh ở một thị trấn tại Lào Cai phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt

Trong 1 tuần, từ 7-13/3, gần 240 học sinh bốn trường học ở thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên (Lào Cai), phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt mỏi.

Những người không nên uống trà xanh

Người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống trà xanh.

Căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang ở đỉnh dịch

Hơn 20 giường tại 4 buồng dành riêng cho trẻ nhiễm virus hợp bào (RSV) tại khoa Hồi sức hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội, luôn kín bệnh nhi.

Đang cập nhật dữ liệu !