Babur: "tên lửa Tomahawk" của Pakistan

Tháng 8/2005, Pakistan tiến hành thử nghiệm các tên lửa hành trình đầu tiên của mình, đặt tên là Babur (hoặc Hatf VII). Babur là tên lửa hành trình đầu tiên của Pakistan, nước này tuyên bố được thiết kế và phát triển bởi các nhà khoa học Pakistan.

Nó có thể mang đầu đạn thông thường nặng 450 kg hoặc đầu đạn hạt nhân 10 - 30kT.

Babur:
Babur:

Hệ thống tên lửa hành trình Babur trưng bày tại triển lãm IDEAS năm 2008.

Babur:

Babur:
Babur:

Một vụ phóng thử tên lửa Babur

Các bản thử nghiệm đầu tiên chỉ có tầm bắn 500 Km, nhưng  phiên bản mới được thử nghiệm năm 2007 có tầm bắn 700km. Lần đầu thử nghiệm, tên lửa ban đầu được phóng đi từ bệ phóng đơn trên mặt đất, nhưng năm 2007 là từ ống phóng đa nòng đặt trên xe tải hạng nặng.

Babur:

Một vụ phóng thử tên lửa Babur

Babur là loại tên lửa hành trình cận âm có thể bay trên độ cao thấp – có khả năng bám địa hình, trong đó có các hệ thống dẫn hướng tiên tiến và hiện đại bậc nhất, tạo cho nó có khả năng cơ động cao, tránh bị radar phát hiện và có thể xâm nhập qua bất kỳ hệ thống phòng thủ thù địch. 

Babur có thân hình ống với một đôi cánh gấp gắn vào phần giữa và 4 vây đuôi ở cuối thân cùng với hệ thống động cơ đẩy. Nó bay bằng 1 động cơ Turbofan, đạt tốc độ tối đa khoảng 880 km/h. Khi phóng, 1 động cơ khởi tốc dùng nhiên liệu rắn sẽ  đẩy tên lửa rời ống phóng. Sau đó, 2 cánh ở phần giữa thân tên lửa mở ra, động cơ khởi tốc bị vứt bỏ, và động cơ chính (động cơ phản lực dùng nhiên liệu lỏng) sẽ giúp Babur bay suốt hành trình. Cửa dẫn khí phía dưới bụng tên lửa cũng mở ra sau khi phóng.

Babur:

Sơ đồ cấu tạo tên lửa Babur.

Động cơ tua-bin khí của Babur có tỉ lệ lực đẩy / trọng lượng tên lửa là 4,8 : ​​1, sử dụng một loại nhiên liệu lỏng hỗn hợp đặc biệt có mật độ cao và nhiều năng lượng, có thể chịu đựng thời tiết khắc nghiệt và có thời gian lưu trữ lâu.

Babur được cho là có tính năng tàng hình nhẹ do thân tên lửa làm từ các vật liệu tổng hợp giúp giảm phản xạ tín hiệu radar.

Hệ thống dẫn đường của Babur sử dụng kết hợp của các hệ thống dẫn đường quán tính, địa hình đường viền kết hợp (TERCOM), hệ thống so sánh đối chiếu khung cảnh địa hình kỹ thuật số (DSMAC) và dẫn hướng theo tín hiệu vệ tinh GPS.

Babur được lái bởi một hệ thống dẫn đường quán tính (INS). INS đo mỗi cử động của tên lửa và mọi thay đổi của tốc độ, liên tục tính toán vị trí tên lửa và so sánh với vị trí tên lửa được phóng, giúp máy tính của tên lửa thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo đưa tên lửa đến mục tiêu được chỉ định.

Những lần thử nghiệm đầu tiên, Babur khởi hành từ 1 ống phóng duy nhất. Nhưng sau này, hệ thống Babur có bệ phóng gồm 3 ống gắn trên loại xe tải 8 x 8 được cho là biến thể do Trung Quốc sao chép xe MAZ 543TLM của Nga. Xe mang – phóng sử dụng 1 động cơ diesel  Deutsch 600 mà lực có 4 trục lái; thân xe dài 13,36 mét, rộng 3,02 mét, có tốc độ tối đa 55 km/h, tầm hoạt động 650 km. Trên xe còn có một máy phát điện 10kW cho các hoạt động chuẩn bị phóng tên lửa, cho hệ thống ống thủy lực nâng – hạ các hộp ống phóng.

Babur:

Môt phiên bản của tên lửa Babur

Mỗi xe tiếp đạn của hệ thống Babur hiện nay mang 4 tên lửa chứa trong các ống bảo quản hình hộp.

Babur:

Xe tiếp đạn của hệ thống tên lửa Babur

Có thông tin cho rằng Pakistan đang nghiên cứu chế tạo nhiều biến thể Babur cải tiến có tầm bắn mở rộng đến 1.000 km, có thể có các phiên bản lắp đặt trên các loại tàu ngầm hiện nay và trong tương lai gần của hải quân nước này.

Pakistan tuyên bố Babur có khả năng cơ động tốt, có thể bám sát địa hình giúp tên lửa để tránh radar kẻ thù phát hiện -   nó có khả năng thâm nhập hệ thống phòng không của đối phương mà không bị phát hiện cho đến khi tới mục tiêu.

Pakistan đã công khai 7 lần thử nghiệm tên lửa Babur.

Ngày 12/8/2005: Pakistan lần đầu tiên phóng thử nghiệm thành công Babur có tầm bắn 500 km.

Ngày 22/3/2007: Phóng thử nghiệm Phiên bản nâng cấp có tầm bắn 700 km.

Ngày 26/7/2007; 11/12/2007; 06/5/2009: Phóng thử cùng một phiên bản Babur (không được xác định rõ).

28/10/2011: Thử nghiệm lần đầu tiên bắn từ xe mang – phóng đa nòng.

06/6/2012: Lần thử nghiệm mới nhất, với xe mang – phóng đa nòng.

Mỗi quả tên lửa Babur có chiều dài 7,2 mét (tính cả tầng khởi tốc), đường kính thân 0,52 mét, sải cánh 2,67 mét, trọng lượng 1.500 kg. Có tốc độ bay khoảng 880 km/h, tên lửa sử dụng động cơ Turbofan dùng nhiên liệu lỏng. Hệ thống dẫn đường gồm GPS, INS, TERCOM, DSMAC.

Có những nguồn tin phương Tây cho rằng Pakistan thu được các tên lửa Tomahawk “xịt” Mỹ dùng để tấn công quân Taliban ẩn náu ở vùng biên giới Afghanistan – Pakistan những năm 1990, sau đó nghiên cứu thiết kế Babur mô phỏng theo Tomahawk. Trong thực tế, có những loại tên lửa khác cũng giống Tomahawk.

Babur:

Tên lửa Tomahawk của Mỹ do hãng General Dynamic chế tạo.

Babur:

Một phiên bản Babur rất giống loại tên lửa CM-802G của Trung Quốc.

TERCOM là hệ thống dẫn đường tự động sử dụng một bản đồ đường đồng mức được xác định trước các chuyến bay, bản đồ này được dùng dùng để so sánh với địa hình thực tế mà phương tiện bay quan sát được trong hành trình.

Một máy đo độ cao radar tinh vi, liên tục đọc các địa hình nó băng qua và so sánh kết quả đọc với hình ảnh tổng thể. Khi phát hiện độ lệch, TERCOM sẽ điều chỉnh cần thiết đối với đường bay của tên lửa. Điều này làm cho chuyển hướng cực kỳ chính xác và tránh va chạm có thể. Mức độ chính xác cao nhất có thể trong điều kiện độ cao chính xác trên tất cả các cấu địa hình cho phép tên lửa TERCOM trang bị để duy trì đường bay ở độ cao thấp trong khi tránh chướng ngại vật. TERCOM thường được trang bị cho các UAV.

Nhược điểm của TERCOM là khả năng “ôm nhầm” tín hiệu từ các hệ thống radar mặt đất của đối phương, đã từng bị lợi dụng để dẫn UAV “hạ cánh nhầm” do xác định sai độ cao.

Đỗ Minh (Theo Defence.pk)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !