Ba trường đại học 'quay xe' tạm dừng học trực tiếp

Trường Đại học Mỏ địa chất, Đại học Vinh và Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa thông báo tạm dừng học trực tiếp.

Cụ thể, trưa 21/2, ĐH Mỏ Địa chất thông báo chỉ cho sinh viên khóa cuối được học trực tiếp tại trường còn tất cả các khóa, các lớp khác sẽ học trực tuyến theo thời khóa biểu. Còn đối với các lớp ở các điểm liên kết đào tạo giảng viên chủ động liên hệ để có hình thức giảng dạy phù hợp.

Trung tâm thông tin thư viện thì tăng băng thông đường truyền internet để sinh viên có thể truy cập học trực tuyến tại ký túc xá, trên khu vực giảng đường và thư viện.

Trước đó, trường này thông báo đón sinh viên quay lại trường vào giữa tháng 2 và đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất quay lại trường vào 23/2.

Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng quyết định tạm dừng học trực tiếp với tất cả các hệ, các lớp, chuyển toàn bộ sang học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới. Mặc dù trước đó Học viện đã lên kế hoạch cho sinh viên trở lại học trực tiếp từ ngày 21/2.

{keywords}
Ảnh minh họa

Trường Đại học Vinh (Nghệ An) dù lên lịch dạy học trực tiếp từ 21/2 nhưng cũng vừa thông báo tạm hoãn việc này. Theo đó, từ hôm nay, nhà trường tiếp tục triển khai học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới đối với các học phần lý thuyết. Các lớp thực hành, thực tập được bố trí bù vào thời gian sau. Lịch dạy và học được thực hiện theo đúng thời khóa biểu học kỳ II, năm học 2021-2022.

Ở một diễn biến khác, chiều 21/2, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 47 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc về tình hình mở cửa trường học của các địa phương.

Thông báo nêu rõ, theo nhận định của các chuyên gia y tế, các nhà khoa học, dịch bệnh Covid-19 còn kéo dài, để thực hiện mục tiêu kép “vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa khôi phục, phát triển kinh tế”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo chuyển sang trạng thái “thích ứng an toàn, kiểm soát dịch bệnh” trong đó có việc mở cửa trường học trở lại để học sinh các bậc học trên toàn quốc đi học trực tiếp.

Công tác này cần được chỉ đạo thống nhất, chi tiết, xuyên suốt trên toàn quốc. Việc có một lượng lớn học sinh các bậc học đi học trở lại sẽ có thể phát sinh nhiều trường hợp nhiễm Covid-19 trong thời gian tới.

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch, kiểm soát tốc độ lây nhiễm trong trường học, xử lý kịp thời các ca nhiễm bảo đảm an toàn ở mức cao nhất cho học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh.

Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi; ban hành hướng dẫn việc xét nghiệm, cách ly đối với trẻ em, học sinh bảo đảm phù hợp, khoa học; hướng dẫn theo dõi sức khoẻ trẻ em, học sinh bị bệnh nền, có vấn đề về sức khoẻ khi nhiễm bệnh; rà soát quy định về thời gian cách ly tại nhà đối với trẻ em, học sinh là F1 bảo đảm phù hợp.

Hoàng Thanh

Lý do nhiều sinh viên đại học hàng đầu ở Anh muốn bỏ học

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra 20% sinh viên các trường top của Anh thường xuyên không đủ thức ăn và các nhu yếu phẩm khác. Đây là nguyên nhân khiến họ cân nhắc việc rời bỏ trường học.

Nữ sinh bị đánh hội đồng, lớp trưởng là người quay clip

Nữ sinh lớp 6 ở Vĩnh Long bị nhóm bạn đánh hội đồng ngay tại lớp học.

9 nữ sinh bị kỷ luật vì dùng mũ bảo hiểm đánh bạn dã man

9 học sinh có liên quan đến vụ việc đánh nữ sinh lớp 8 ở Vĩnh Long bằng mũ bảo hiểm đã bị kỷ luật với hình thức tạm đình chỉ học tập 2 tuần.

Thạc sĩ đại học hàng đầu bỏ việc lương cao làm công nhân vệ sinh

Long Ẩn, 36 tuổi (ở Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc) từ bỏ công việc dạy học lương cao làm công nhân dọn vệ sinh tại khu thắng cảnh.

Doanh nghiệp vẫn xin được, tại sao đất cho giáo dục lại không?

Theo các chuyên gia giáo dục, việc cho rằng Hà Nội đất chật người đông nên thiếu trường công lập là không đúng. "Đất chật thật nhưng không phải không có, doanh nghiệp vẫn xin được đất, tại sao đất cho giáo dục lại không?", chuyên gia phản biện.

Nghịch lý thiếu trường học, quá nhiều chung cư

Tuyến bài Cửa hẹp vào công lập THPT ở Hà Nội trên VietNamNet đã thu hút nhiều bình luận của độc giả. Đa số người đọc chia sẻ sự ngạc nhiên xen lẫn bức xúc trước "cuộc đua" khốc liệt của các học sinh trước cánh cửa lớp 10 trường công lập.

TikToker nêu 4 bằng đại học ‘vô dụng’ tại Việt Nam: Chuyên gia giáo dục nói gì?

Các ngành học Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Marketing, Quản trị nhân sự đang được các tiktoker liệt kê là những bằng đại học vô dụng nhất.

Một trường ở Thanh Hóa có 60 học sinh giỏi quốc gia

Tỉnh Thanh Hóa có 61 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, trong đó Trường THPT chuyên Lam Sơn chiếm 60 học sinh.

Hà Nội chỉ tuyển 55,7% học sinh lớp 9 vào lớp 10 THPT công lập

Hà Nội dự kiến tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập khoảng 72.000 học sinh (tăng 1.000 học sinh so với năm học 2022 - 2023), chiếm tỷ lệ 55,7%.

Nữ sinh lớp 9 bất ngờ mất tích sau ngày 8/3

Hôm nay, 13/3, ông Hà Văn Vương - Hiệu trưởng Trường THCS Hùng Vương (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), cho biết, một nữ sinh lớp 9 của trường đã mất tích từ sau 8/3 đến nay.

Đang cập nhật dữ liệu !