Bà nội trợ ở TP.HCM đau đầu với bài toán chi tiêu

Thu nhập giảm, nhưng chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, nhiều bà nội trợ ở TP.HCM đứng trước bài toán khó về chi tiêu trong gia đình.

xang tang gia anh 1
 

Sáng cuối tuần, bà Thu đi chợ Vườn Chuối (quận 3), đắn đo một lúc trước quầy bán rau củ, rồi bà quyết định mua một bó rau ngót và một bó rau dền. Người phụ nữ 68 tuổi cho biết ở nhà còn một ít tôm khô nên chỉ mua rau về nấu canh.

“Các con tôi đang thất nghiệp, mấy đứa cháu thì đang đi học, thế nên bữa ăn phải tiết kiệm tối đa để có tiền chi tiêu cho những khoản khác”, bà Thu chia sẻ.

Xài bếp củi thay bếp gas

Vị khách đậu xe trước cửa tiệm của bà Thu, rồi lên tiếng: “Bà lấy cho cháu một bộ giấy cúng”. Đặt bó rau xuống, bà Thu chậm rãi đi lấy giấy bán cho khách. Cửa tiệm nhỏ bán các loại vàng mã của bà Thu là nguồn thu nhập chính của gia đình gồm 5 thành viên.

Con trai và con dâu của bà Thu mất việc làm từ trước Tết Nguyên Đán, gia đình còn 2 cháu nhỏ đang độ tuổi đến trường. Cũng vì vậy, gánh nặng chi tiêu đè nặng lên vai bà Thu. Số tiền ít ỏi từ việc bán buôn phải được tính toán kỹ lưỡng để trang trải các khoản sinh hoạt cơ bản trong gia đình.

xang tang gia anh 2

Bà Thu mua 2 bó rau với giá 15.000 đồng, bà cho biết sẽ nấu nhiều nước để gia đình ăn 2 bữa. Ảnh: Nguyễn Toàn.

Từ đầu tháng 3, khi giá xăng bất ngờ tăng cao kỷ lục, giá cả các mặt hàng khác cũng tăng theo, bà Thu cho biết việc mua sắm cũng được siết chặt hơn.

“Thông thường mỗi ngày tôi đi chợ khoảng 100.000 đồng để nấu ăn cho cả gia đình. Bây giờ cắt giảm còn 50.000 đồng. Tùy hôm mà tôi sẽ cân nhắc nên mua gì, đa phần là mua rau, rồi nấu thật nhiều nước để ăn cả ngày”, bà Thu kể.

Gia đình người phụ nữ này cũng chuyển sang dùng bếp củi thay cho bếp gas để giảm chi phí nhiên liệu. Bà Thu cho biết giá bình gas đã lên gần 500.000 đồng/bình, phần chi phí này khá tốn kém trong bối cảnh gia đình chưa có nguồn thu nhập ổn định.

xang tang gia anh 3

Không chỉ các bà nội trợ chật vật trong việc chi tiêu, ông Trần Quốc Bảo (60 tuổi) cho biết ông cũng phải cân nhắc nhiều trong khi đi chợ cho gia đình. Ảnh: Nguyễn Toàn.

Đứng trước bài toán khó về chi tiêu, bà Nguyễn Thị Dung (38 tuổi, quận Bình Thạnh) cho biết thời gian gần đây gia đình bà đã hạn chế việc ăn ở hàng quán. Thay vì ăn sáng, hoặc tiệc tùng ở quán xá, bà Dung chủ trương tự nấu tại nhà.

“Hơi tốn thời gian, nhưng đỡ được nhiều lắm. Buổi sáng tôi thường chiên lại cơm, hoặc nấu mì ăn liền cho các thành viên trong gia đình. Chịu khó một chút, nhưng tiết kiệm được một khoản không nhỏ”, bà Dung chia sẻ.

Lập kế hoạch chi tiêu

Chi phí học tập của con cái cũng trở thành gánh nặng lớn cho người lao động ở TP.HCM. Bà Thu Tuyết (42 tuổi), tiểu thương tại chợ Vườn Chuối (quận 3) cho biết chi phí học ở trường và học thêm của 2 người con là khoảng 7 triệu đồng, chưa kể các chi phí sách vở, quần áo, đưa đón…

Các khoản chi tiêu đồng loạt tăng, nhưng việc kinh doanh ế ẩm, khiến các tiểu thương như bà Tuyết chật vật trong bài toán chi tiêu.

xang tang gia anh 4

Chị Thu Tuyết gặp khó khăn khi thu nhập giảm vì dịch Covid-19, nhưng các chi phí gia đình thì ngày càng tăng cao. Ảnh: Nguyễn Toàn.

Người phụ nữ 42 tuổi cho biết mỗi tháng bà phải đóng tiền mặt bằng, các loại thuế tổng cộng là khoảng 3 triệu đồng. Từ khi xăng tăng giá, mỗi tuần bà tốn hơn 100.000 đồng để đổ xăng. Tuy nhiên, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều mặt xã hội khiến việc kinh doanh không thuận lợi.

“Có ngày ế quá tôi buộc phải cắt giảm phần tiền ăn của gia đình để bù vào”, bà Tuyết nói. Nhằm cân đối các khoản thu chi trong thời buổi khó khăn, tiểu thương này luôn ghi chép cẩn thận các khoản tiền để không rơi vào cảnh nợ nần.

Tương tự bà Tuyết, chị Thu Thủy (28 tuổi, quận Phú Nhuận), cho biết chị có hẳn một cuốn sổ ghi lại những chi tiêu trong tháng từ tiền mua thực phẩm, tiền xăng, tiền nhà trọ,… Ở mỗi danh mục đều có số tiền dự trù, nếu cuối tháng vượt mức chi tiêu thì chị sẽ cân đối lại vào tháng sau.

“Ví dụ như tiền xăng tăng, thì phải giảm tiền điện thoại xuống. Tiền gas tăng thì phải giảm tiền mua thực phẩm. Phải cân đối rất kỹ để không thiếu hụt”, chị Thủy nói.

xang tang gia anh 5

Bà Dung đi chợ bằng xe đạp để giảm bớt chi phí đi lại. Ảnh: Nguyễn Toàn.

Theo chị Thủy, ngoài việc tính toán chi tiết các khoản thu chi, chị còn dành thời gian tìm hiểu giá cả hàng hóa trước khi mua, ưu tiên lựa chọn nơi có giá tốt hoặc đang có chương trình khuyến mãi.

Trải qua đợt giãn cách xã hội kéo dài, chị Thủy cho rằng mỗi gia đình nên có một khoản tiết kiệm để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Đồng thời, việc chi tiêu cũng phải có kế hoạch rõ ràng để tránh rơi vào tình trạng thiếu hụt.

“Trải qua đợt dịch năm trước, tôi rút ra kinh nghiệm là phải có khoản tiền dự phòng cho trường hợp bất khả kháng. Nếu trước đây tôi sẵn sàng mua một chiếc váy tiền triệu, hay trả góp để mua chiếc điện thoại sang. Thì bây giờ tôi ưu tiên mua những món hàng cần thiết và chăm sóc sức khỏe”, chị Thủy chia sẻ.

Bất ngờ về bà chủ nhà hàng xinh đẹp nơi đông khách nước ngoài lui tới, nhận người làm câm điếc

Bất ngờ về bà chủ nhà hàng xinh đẹp nơi đông khách nước ngoài lui tới, nhận người làm câm điếc

Nhìn người phụ nữ nhỏ bé có nụ cười tươi tắn, phải sử dụng nạng để di chuyển, ít ai biết chị là chủ của một nhà hàng đồ ăn Tây ở Đà Nẵng và đang giúp đỡ cho nhiều hoàn cảnh khó khăn khác.

Theo zingnews.vn

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Đang cập nhật dữ liệu !