Ba người đàn ông khó thở chỉ sau 5 phút bị ong đốt

Chỉ sau 5 phút sau khi bị ong đốt nhiều vào vùng đầu, mặt, cả 3 người cùng xuất hiện cơn khó thở, tức ngực. Người dân phải gọi xe cấp cứu đưa họ vào viện.

Một phòng khám thuộc Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) là nơi tiếp nhận 3 trường hợp trên. Thời điểm vào viện, bác bệnh nhân bị ong đốt khoảng 30 phút, khu vực đốt là đầu, mặt và thân mình, không rõ loại ong. 

Đến viện, bệnh nhân vẫn trong cơn khó thở, nhịp thở nhanh, nông; da niêm mạc kém hồng. Thầy thuốc cấp cứu chẩn đoán ban đầu xác định phản vệ mức độ nặng do ong đốt giờ thứ nhất.

Một trong các bệnh nhân bị ong đốt được thầy thuốc thăm khám. Ảnh: BVCC

Các bác sĩ đã nhanh chóng xử trí, tiêm adrenalin 1mg 1/2 ống tiêm bắp ngay lúc vào và sau 5 phút, chống dị ứng, truyền dịch, giảm đau, thở oxy. Sau khoảng 10 phút, bệnh nhân đỡ khó thở, các chỉ số sinh tồn ổn định dần về bình thường. Các bệnh nhân tiếp tục được chuyển về Bệnh viện đa khoa Hùng Vương để tiếp tục theo dõi và điều trị.

Phản vệ là một tai biến nghiêm trọng, có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý nhanh chóng, đúng cách. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh, ngay lập tức sau khi bị ong đốt hoặc sau khi ăn một loại thức ăn lạ.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, ngay khi phát hiện người bị ong đốt, người xung quanh cần:

- Nhanh chóng di chuyển nạn nhân tới khu vực an toàn, tránh bị ong đốt nhiều nốt hơn.

- Tuyệt đối không được nặn bóp vết ong đốt vì việc làm này sẽ giải phóng nọc độc của ong.

- Cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và hướng dẫn xử trí đúng.

Khi bị ong đốt, người bệnh sẽ đối diện với 3 nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng: sốc phản vệ do nọc độc của ong, biến chứng suy đa tạng do nọc độc của ong (hay gặp nhất là suy thận cấp, suy gan cấp, rối loạn đông máu) và nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập qua vết đốt của ong (nguy hiểm nhất là vi khuẩn uốn ván).

Chính vì vậy, khi không may bị ong đốt, người dân nên đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu và theo dõi sức khỏe.  

Võ Thu

 

Bỏ một thói quen làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Bỏ hút thuốc làm giảm 30-40% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, ngăn ngừa các biến chứng.

3 thực phẩm có thể giúp bạn thêm 10 năm tuổi thọ

Ăn thường xuyên ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và trái cây có thể tạo ra sự khác biệt lớn về tuổi thọ.

Loại quả nấu đủ món ngon, chữa nhiều căn bệnh

Đậu bắp xuất hiện khá phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tuy vậy, không phải ai cũng biết công dụng của loại thực phẩm này, nhất là với người bị bệnh đường ruột, xương khớp hoặc cao huyết áp.

So sánh tác dụng của trà đá và trà nóng

Hai loại trà đá và nóng đều tốt cho sức khỏe nhưng có một số khác biệt về hương vị, tác dụng giảm cân, bù nước.

Phân biệt giữa mẩn đỏ thông thường và ung thư da

Ung thư da thường dẫn tới các vết đổi màu trên da có xu hướng lớn dần, loét, chảy máu, đau khi chạm vào.

Loại rau thường có trong mâm cơm mỗi nhà nhưng không phải ai cũng nên ăn

Rau đay có rất nhiều chất dinh dưỡng, có công dụng chữa bệnh, không kỵ với thực phẩm khác. Tuy nhiên, một số đối tượng nếu ăn quá nhiều rau đay sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ba lý do khiến nhiều người ăn hải sản bị ngộ độc

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhiều trường hợp ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn các loại hải sản ở rạn san hô như cá chình, cá hồng, cá mòi.

Kiểm tra dịch vụ xe cấp cứu tư nhân ở TP.HCM, phát hiện hàng loạt vi phạm

TP.HCM có 8 cơ sở tư nhân cung ứng dịch vụ vận chuyển cấp cứu được Sở Y tế cấp phép. Đợt kiểm tra toàn diện vừa qua cho thấy có đến 6 cơ sở vi phạm, bị đề nghị xử phạt hành chính.

Rau sống hay nấu chín bổ dưỡng hơn?

Ăn rau sống hay nấu chín nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng hơn tùy từng loại thực phẩm và cách chế biến.

Người đàn ông không biết bị đôi đũa đâm xuyên sọ não suốt 5 tháng

Dù bị đũa đâm xuyên từ mũi đến sọ não suốt 5 tháng nhưng người đàn ông không hề biết. Do đau đầu kéo dài, mất thị lực, dịch chảy nhiều ở mũi, họng, bệnh nhân mới đi khám.

Đang cập nhật dữ liệu !