Bà mẹ gây phẫn nộ vì phạt con trai 5 tuổi chạy dưới trời nắng hơn 40 độ C

Người mẹ nhận nhiều chỉ trích sau khi tuyên bố dùng hình phạt bắt con chạy dưới trời nắng hơn 40 độ C để trừng trị tội nghịch ngợm ở trường.

{keywords}
Bà mẹ gây phẫn nộ vì phạt con trai 5 tuổi chạy dưới trời nắng hơn 40 độ C

Katarina Rodriguez, người mẹ gây tranh cãi sau khi chia sẻ video ghi lại khoảnh khắc bắt con trai 5 tuổi chạy dưới trời nắng nóng như thiêu như đốt hơn 40 độ C tại Mỹ.

Cậu bé thở hổn hển và đổ mồ hôi như tắm dưới nắng gắt vẫn khó có thể chạy theo kịp mẹ, người dùng hình phạt này để răn đe khi cậu phạm lỗi gây rắc rối ở trường.

Katarina Rodriguez cho biết cô rất tức giận khi nhận được phàn nàn của nhà trường vì con trai gây rối, mất trật tự trong giờ học. Cô nói: "Chúng tôi không đánh con nhưng bé sẽ phải chịu phạt, chấp nhận bị kỷ luật. Chúng ta sẽ xem kết quả tích cực mang lại sau khi bị phạt".

Video chia sẻ phương pháp nuôi dạy con bằng những hình thức kỷ luật nghiêm khắc đã lan truyền mạnh mẽ và có hơn 6.000 bình luận khác nhau.

Đáng chú ý, chỉ có một số ít ý kiến bênh vực hình thức kỷ luật của người mẹ trong video, phần lớn bình luận chỉ trích Katarina Rodriguez cho rằng đây là phương pháp kỷ luật nuôi dạy con kém hiệu quả và tàn nhẫn.

Hình phạt chạy dưới cái nóng như thiêu như đốt khiến đứa trẻ bị chấn thương về thể xác lẫn tinh thần.

Tuy nhiên, bất chấp lời phàn nàn từ cư dân mạng, Katarina Rodriguez vẫn khẳng định biện pháp này có tác dụng với con trai cô và đây là cách cô lựa chọn, không phải việc của bất cứ ai khác.

Nuôi dạy con cái chưa bao giờ là việc dễ dàng. Không có công thức kỳ diệu nào cho tất cả cha mẹ áp dụng để nuôi dạy đứa trẻ ngoan ngoãn, đạt thành công trong tương lai.

Mỗi ngày cha mẹ lại phải đối mặt với những thách thức khác nhau không thể lường trước nhưng việc nuôi dạy con cái liên quan đến cả việc kiềm chế, kỷ luật của bản thân. Khi đứa trẻ tức giận, mất kiểm soát, người lớn buộc phải hành động và đôi khi cha mẹ cũng nóng giận hay không biết phải làm gì.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc giáo dục bằng hình phạt đem lại nhiều hậu quả tiêu cực. Dưới đây là một số nguyên nhân mà các chuyên gia cho rằng giáo dục trẻ bằng thưởng phạt không còn được nhiều cha mẹ hiện đại tin dùng nữa:

Thưởng phạt không còn hợp thời

{keywords}

"Ăn đi nếu không con sẽ không được đi chơi, ăn kem đâu", câu nói dường như xuất hiện ở bất cứ gia đình có trẻ nhỏ nào.

Thoạt nhìn, thưởng phạt dường như là hai chuyện khác nhau nhưng thực chất chúng là một vì cùng tập trung vào hành vi của trẻ. Thưởng phạt có xu hướng gây ảnh hưởng tức thì nhưng không nhận ra tác động tiêu cực lâu dài đến sự phát triển nhân cách.

Thay vì đưa ra hình thức thưởng phạt, cha mẹ hiện đại sẽ lựa chọn việc nói cho con hậu quả trực tiếp từ hành động đó. Ví dụ như nếu con để đồ bừa bãi con sẽ không tìm ra món đồ lúc mình cần, nếu con không ăn bụng con sẽ đói không thể lớn hay khoẻ mạnh...

Giáo dục tích cực làm nền tảng

Giáo dục tích cực nhấn mạnh những cảm xúc tích cực nhằm cho trẻ thấy rằng tình yêu cha mẹ dành cho chúng là vô điều kiện.

Tiến sĩ Angela Nakab, một chuyên gia về nhi khoa và thanh thiếu niên, thành viên của Hiệp hội Nhi khoa Argentina cho biết trừng phạt không phải là một cách giáo dục lý tưởng, thay vào đó hãy dùng sự tích cực thúc đẩy con trẻ.

Những cụm từ có động lực hơn là phần thưởng vật chất chẳng hạn như "Cha mẹ rất hạnh phúc với những gì con đã đạt được", hoặc "Thật tuyệt khi con đã làm xong bài" ...

{keywords}

Lợi ích của giáo dục không thưởng phạt

Trẻ học nhanh hơn vì thông qua sự tích cực, những gì đứa trẻ đang suy nghĩ, cảm nhận và quyết định về bản thân hoặc thế giới của trẻ được cha mẹ quan tâm hơn.

Trẻ phát triển sự tự tin hơn, mang lại cho chúng cảm giác hạnh phúc, rèn tính tự trọng.

Có nhiều sự hài lòng và hứng thú hơn, động lực hơn để thúc đẩy những việc làm tốt.
Phát triển các kỹ năng xã hội cơ bản và nền tảng cho cuộc sống. Cha mẹ có thể cảm thấy việc nuôi dạy con cái trở nên nhẹ nhàng, đỡ áp lực hơn.

'Cuộc chiến' nuôi con của những ngôi sao nổi tiếng nhất thế giới

'Cuộc chiến' nuôi con của những ngôi sao nổi tiếng nhất thế giới

Dành thời gian chơi cùng con, dạy con tự lập, tôn trọng sự khác biệt... là những điều mà các bậc cha mẹ nổi tiếng dạy con.

Hoàng Dung (lược dịch)

Học tại nhà không người hướng dẫn, cha mẹ tước quyền đến trường của con

Chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ vẫn đi làm và bắt trẻ ở nhà tự học theo giáo trình là không công bằng với trẻ. Nếu trẻ học ở nhà không có người hướng dẫn, cha mẹ đang tước quyền đến trường của con.

Không có chuyện 'người lạ mặt bắt cóc trẻ em' tại các trường tiểu học

Trước nghi vấn kẻ lạ mặt tiếp cận học sinh ở nhiều trường học tại TP Vinh, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An khẳng định: "Không có chuyện bắt cóc trẻ em' như thông tin trên mạng xã hội.

Trẻ dùng thiết bị điện tử mấy tiếng mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng xấu?

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trẻ 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian nhất định mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Phụ huynh lo lắng trước thông tin 'người lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em'

Nhiều phụ huynh đang chia sẻ thông tin, thời gian gần đây, tại TP Vinh (Nghệ An) xuất hiện 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy, tiếp cận học sinh ở nhiều trường học với ý đồ xấu.

Lý do khiến chỉ số IQ của trẻ em đang sụt giảm đáng kể

Một nghiên cứu của Đức cho thấy căng thẳng, lo lắng và phong tỏa xã hội đợt dịch Covid-19 khiến trẻ em phát triển trí tuệ dưới mức tiêu chuẩn thông thường.

Học tại nhà, cha mẹ là giảng viên vẫn khó thay thế việc trẻ đến trường

Chuyên gia cho rằng, mô hình homeschool nên được quy định chính thức tại Việt Nam với các điều kiện như phụ huynh phải đủ năng lực thực hiện, học sinh cần tham gia vào kỳ thi định kỳ bắt buộc và đảm bảo kết quả nhất định mới được tiếp tục duy trì...

Tầm quan trọng của sách trong việc hình thành nhân cách trẻ

Là người nghiên cứu về giáo dục và làm khuyến đọc, diễn giả Nguyễn Quốc Vương mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều có không gian đọc sách dù giàu hay nghèo.

Bức xúc cảnh giáo viên đè ngửa, nhồi nhét cơm vào miệng trẻ

Một bé 4 tuổi ở Bắc Ninh bị đè ngửa, nhồi nhét cơm khi cho ăn tại một cơ sở giữ trẻ khiếm khuyết không phép.

Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, phụ huynh Hà Nội 'ngồi trên lửa'

Với chỉ 55,7% học sinh Hà Nội được vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt đang bày ra trước mắt ở mùa tuyển sinh năm 2023.

Bà mẹ bỏ phố về rừng, cho con đi nghìn km để học ở khắp mọi nơi

Từng đưa con đi khắp các tỉnh Tây Nguyên trong 6 tháng, cuối cùng, chị Thi quyết định rời khỏi TP.HCM, tìm về với thiên nhiên như một cách chữa lành những tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !