Bà bầu có nên ăn dứa?

Từ ngày mang bầu con thứ 2, chị Hoa cứ ngửi thấy mùi cơm sôi là nôn. Chị chỉ ăn được hoa quả và uống sữa. Mùa này có rất nhiều dứa nhưng bà bầu có nên ăn dứa không?

Bà bầu có nên ăn dứa?

Sợ hoa quả Tàu có chất độc, không đủ tiền mua hoa quả nhập khẩu từ châu Âu, chị Hoa áp dụng chính sách “mùa nào thức ấy”. Vì thế, chị thường nhờ người nhà gửi mua các loại quả quê như: Chuối, ổi, táo, hồng xiêm và dứa…

Bà bầu có nên ăn dứa? - ảnh 1

Bà bầu không nên ăn quá nhiều dứa

“Cứ ngửi thấy mùi dứa thơm là tôi đã tứa nước miếng. Một ngày tôi có thể ăn tới 3 quả mà không biết chán dù sau đó cũng ê răng. Cách đây mấy hôm, tự nhiên người cứ nóng ran, sẩn ngứa toàn thân, người mệt lả. Tôi hoảng quá đến một phòng khám sản thì được kết luận “say dứa”. Rất may, thai nhi không ảnh hưởng gì. Về nhà tìm hiểu, tôi mới biết có trường hợp đã sảy thai do ăn dứa”- chị Hoa kể lại.   

Dưới góc nhìn của chuyên gia dinh dưỡng, BSCK II Đinh Thị Kim Liên (nguyên giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Trong quả dứa chứa nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể muối khoáng, các loại vitamin trong đó chủ yếu các chất glucid, canxi, photpho và vitamin C. Theo đó cứ 100g dứa có 90,5g nước, 0,8g protid, 1g axit hữu cơ, 6,5 glucid, 15mg canxi, 17mg photpho, 0,5mg sắt, 24mg vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, PP, caroten...

Tuy nhiên, dứa chín được xếp vào một trong những loại quả nóng trong mùa hè. Thông thường, trong 3 tháng đầu bà bầu thường bị nghén nên dễ nôn và ăn ít. Nếu ăn quá nhiều dứa sẽ gây khó chịu, đây cũng chính là nguyên nhân khiến kích thích các cơn co bóp tử cung khiến thai phụ có nguy cơ bị sẩy.

Các tài liệu khoa học chỉ ra rằng, trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao. Khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do men phân giải protein có trong dứa. Loại men này làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày và dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người quá nhạy cảm.

Ăn dứa dễ ngộ độc

“Về lý thuyết là như thế nhưng trên thực tế rất hiếm gặp trường hợp này. Điều đáng lưu ý là, khi ăn dứa bà bầu cần chú ý đến tình trạng ngộ độc dứa. Nguyên nhân không phải như nhiều người nghĩ do rắn nhả nọc độc vào quả dứa mà là nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm. Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín. Cây dứa mọc thấp nên dễ bị nhiễm khuẩn. Trong quá trình thu hái và  vận chuyển, quả dứa cũng thường được xếp chồng dưới đất, nếu quả nào bị dập, thối thì loại nấm này sẽ xâm nhập vào bên trong. Đó chính là nguyên nhân gây ngộ độc” – BS Liên nhấn mạnh.

Triệu chứng của ngộ độc dứa thường xuất hiện sau khi ăn chừng 30 phút đến 1 giờ, người bệnh thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa dữ dội khắp người và gãi đến sướt da chảy máu vẫn không đỡ. Ngay sau đó bệnh nhân cảm thấy nóng bừng và nổi mẩn khắp người. Về tiêu hóa, người bệnh có các triệu chứng thường gặp trong ngộ độc thức ăn như: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy... Thông thường các biểu hiện trên có thể qua đi sau 2- 3 giờ nhưng cũng có trường hợp nặng bệnh có thể diễn biến nguy kịch, có bệnh cảnh sốc dị ứng: mạch nhanh, huyết áp hạ, chân tay lạnh.

Chính vì thế, theo BS Liên đối với phụ nữ mang bầu khi sức đề kháng cơ thể không tốt nên cẩn trọng trước bất cứ món ăn nào. Đặc biệt đối với dứa thì nên ăn từng ít một để lắng nghe phản ứng của cơ thể. Với những bà bầu bị dạ dày thì tuyệt đối tránh loại quả này.  

Để tránh dị ứng, BS Liên khuyến cáo các bà bầu trong trường hợp thích ăn dứa, sau khi gọt vỏ nên luộc chần qua đối với dứa xanh, ngâm nước muối nhạt trong khoảng 10 phút với dứa chín. Thao tác này giúp men phân giải protein bị ức chế trong nước muối. 

Ngoài ra, để phòng tránh ngộ độc, người dân nói chung và bà bầu nói riêng chỉ nên ăn những quả dứa tươi, không ăn những quả bị dập nát, ủng thối. Khi ngọt dứa phải gọt vỏ sâu, cắt hết mắt dứa, chú ý đến những mắt ăn sâu vào thân quả. Dứa gọt xong nên ăn ngay không nên mua những miếng dứa gọt sẵn đựng trong túi nilon đã lâu.

Ngô Châu Anh

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Đang cập nhật dữ liệu !