Atlantic Council: Kế hoạch tái sản xuất F-22 của Mỹ là “điên rồ”

Trong tháng 4 vừa qua, hầu hết các tạp chí chuyên về mảng công nghiệp-quốc phòng của Mỹ đều tập trung thảo luận, phân tích kế hoạch của chính quyền Mỹ về việc sẽ khôi phục việc sản xuất máy bay tiêm kích F-22 sau 5 năm ngừng sản xuất.
Atlantic Council: Kế hoạch tái sản xuất F-22 của Mỹ là “điên rồ” - ảnh 1

Tiêm kích F-22 của Mỹ (Nguồn RIA)

Trong số các tạp chí phân tích trên, các chuyên gia của Atlantic Council đã đưa ra những nhận định, phân tích khá kỹ lưỡng về kế hoạch này của giới chức Mỹ.

Theo các chuyên gia này, những người ủng hộ kế hoạch khôi phục sản xuất tiêm kích “Chim ăn thịt” này tin tưởng rằng F-22 là loại tiêm kích đang sở hữu các tính năng tác chiến hiện đại nhất, thậm chí hơn cả máy bay tiêm kích vốn tốn nhiều giấy mực thời gian qua là F-35.

Tuy nhiên, các chuyên gia Atlantic Council cho rằng kể cả F-22 có nhiều tính năng tác chiến ưu việt thì việc khôi phục chương trình sản xuất loại tiêm kích này cũng không khả thi và mang tính chất có thể nói là “điên rồ” xét từ khía cạnh kinh tế.

“Việc khai thác và sử dụng tiêm kích F-22 rất tốn kém và Không quân Mỹ biết rất rõ về vấn đề này. Ngay từ năm 2013, giới quân sự Mỹ đã cho công bố tổng số chi phí cho việc khai thác F-22 trong một giờ đồng hồ. Việc khai thác F-22 tốn kém nhiều chi phí nhất (so với khai thác các dòng máy bay khác”- báo cáo của giới quân sự Mỹ chỉ rõ.

Theo những số liệu do Atlantic Council nắm được, 1 giờ bay của F-22 tiêu tốn 68.362 USD. Trong khi đó, cùng giờ bay tương tự, F-15C tốn 41.921 USD, F-15E Strike Eagle tiêu tốn 32.094 USD, còn F-16 Fighting Falcon chỉ tốn 22.514 USD.

Atlantic Council: Kế hoạch tái sản xuất F-22 của Mỹ là “điên rồ” - ảnh 2

Máy bay tiêm kích F-35 của Mỹ.

Atlantic Council cũng khẳng định rằng, việc bảo dưỡng F-22 thậm chí còn tốn kém hơn nhiều so với chi phí cho một giờ bay của tiêm kích thế hệ mới F-35. Một giờ bay của F-35 tốn 42.200 USD và nếu bay trong nhiều giờ đồng hồ thì chi phí trung bình cho một giờ bay chỉ là 32.554 USD.

Mặc dù tốn kém như vậy nhưng xét về các tiêu chí tác chiến, F-22 bị cho là vẫn “không an toàn” trước các vũ khí của Nga. Cụ thể, các tên lửa “không đối không” tầm xa của F-22 tỏ ra kém hiệu quả trước các kỹ thuật gây nhiễu radar mới mà Nga phát triển mang tên DRFM.

Hệ thống DRFM của Nga có khả năng phát ra tín hiệu giống hệt tín hiệu phát ra từ radar máy bay đối phương, từ đó ngăn cản hoạt động của radar đối phương. Hệ thống này còn có thể làm mù các radar nhỏ được trang bị trên các tên lửa “không đối không” như AIM-120 AMRAAM- loại tên lửa vốn là vũ khí tầm xa chính của các máy bay Mỹ và đồng minh, trong đó có F-22.

Xuất phát từ khía cạnh trên, việc sản xuất tiêm kích F-22 đã bị dừng lại từ 5 năm trước. Tuy nhiên, do bối cảnh Không quân Nga và Trung Quốc đang củng cố mạnh mẽ tiềm lực của mình, Quốc hội Mỹ mới lên kế hoạch tái sản xuất F-22.

Chính vì vậy, Atlantic Council cho rằng kế hoạch khôi phục sản xuất F-22 là một ý tưởng tồi tệ và “điên rồ”.

Đức Dũng (lược dịch)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !