9X gốc Việt sẽ đến NASA thực tập

Trần Huy Thông (22 tuổi) cho biết 9X sẽ thực tập tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) trong mùa hè này.
9X gốc Việt sẽ đến NASA thực tập - ảnh 1

Thomas Trần (thứ hai từ bên trái) kết thúc chương trình ESL (dành cho học sinh mới sang Mỹ) chỉ trong một năm. Ảnh: NVCC.

"Khi một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa khác rộng lớn hơn sẽ mở ra. Tôi cảm thấy xúc động khi được chọn là thực tập sinh của NASA tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học John Hopkins bắt đầu vào mùa hè này”, Trần Huy Thông (Thomas Trần) viết.

Nam sinh 22 tuổi đang học ngành Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ tại Đại học Wichita, bang Kansas, Mỹ.

Thomas cho hay tuy bang cậu sống được ví như thủ đô của ngành hàng không, với điểm số khá cao và lực học tốt, 9X muốn đi đến nơi nào xa hơn. Vì vậy, thay vì chọn thực tập tại những hãng máy bay trong bang, Thomas Trần đăng ký làm thực tập sinh của NASA, nơi nhiều người mơ ước.

'Vào NASA không dễ nhưng chẳng phải bất khả thi'

"Ngoài NASA, mình cũng đăng ký thực tập vào nhiều bên khác như Sprit Aerosystem, Textron hay Beechcraft. Song điều kỳ lạ là mình đỗ vào NASA trong khi những nơi khác nhỏ hơn thì không”, nam sinh 22 tuổi nói với Zing.vn.

9X gốc Việt sẽ đến NASA thực tập - ảnh 2

Thư thông báo trúng tuyển vị trí thực tập sinh của NASA gửi Thomas. Ảnh: NVCC.

Chàng trai cho biết vì ở xa nên cuộc phỏng vấn diễn ra qua điện thoại. Nhờ kinh nghiệm từ những thất bại trong các cuộc phỏng vấn trước, Thomas đã vượt qua thử thách này một cách thuyết phục.

“Bình thường, nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng viên biết gì về công ty của họ, cũng như dự án hoặc chương trình mình nộp đơn, hay lý do hứng thú với công ty đó. Ngoài ra, kinh nghiệm ở những dự án mình từng làm sẽ là điểm cộng khá lớn”, nam sinh thông tin.

Thomas cho hay trước mắt, cậu chỉ muốn hoàn thành tốt việc thực tập tại NASA để lấy kinh nghiệm cho công việc sau này.

“Thực tế, xin thực tập ở NASA không dễ nhưng cũng chẳng phải bất khả thi. Cơ quan này có nhiều chi nhánh. Mình có thể nộp đơn tại nhiều nơi nhưng mỗi chương trình hoặc dự án của họ chỉ tuyển một người”, chàng trai cho hay.

Tự thân nỗ lực

Thomas tâm sự cậu sang Mỹ cùng gia đình từ năm 11 tuổi. Như nhiều người khác, 9X gặp khó khăn với vấn đề ngôn ngữ. Song, nhờ tinh thần cầu tiến và ham học hỏi, nam sinh nhanh chóng hòa nhập cuộc sống mới.

"Bên cạnh việc giao tiếp hàng ngày với các bạn Mỹ, mình thường xuyên đọc sách. Một học kỳ, mình đọc 25 quyển truyện, từ nào không biết thì chép ra. Mấu chốt là phải dùng từ điển Anh - Anh. Ai dùng từ điển Anh - Việt là sai lầm", 9X nói.

Khi vào trung học, chàng trai được chuyển vào chương trình International Baccalaureate Program trong khi những bạn bè đồng trang lứa vẫn học ESL (dành cho những học sinh mới sang Mỹ).

Theo Thomas Trần, chương trình này rất khó và nặng, đặc biệt là môn tiếng Anh. Các học viên phải viết rất nhiều và liên tục thuyết trình trên lớp. Song đó chỉ là những thử thách giúp Thomas rèn luyện, tạo tiền đề cho những thành công sau này.

Năm 2013, Thomas tốt nghiệp trung học và đăng ký Đại học Wichita. Anh viết văn tham gia học bổng và là người duy nhất giành học bổng toàn phần lớn thứ hai của trường.

"Khi đó, mình không chuẩn bị nhiều và chỉ biết chút ít về trường. Mình quan niệm không nên học thuộc lòng hay luyện tập cho bất kỳ cuộc phỏng vấn nào. Việc này không phải trả bài, làm như vậy sẽ khiến câu nói mất vẻ tự nhiên. Bạn hãy cứ chân thật và trả lời hết mình", chàng trai gốc Việt chia sẻ.

"Một yếu tố của thành công là tự đặt tiêu chuẩn cho bản thân. Khi quyết định của mình bị ảnh hưởng hay đến từ người khác, điều này có nghĩa mình không sống cho bản thân mà sống cho vừa lòng họ", Thomas nhấn mạnh.

Chàng trai này cho hay cậu tự đặt tiêu chuẩn cho bản thân rất cao dù bố mẹ và gia đình không bắt ép.

Nguồn Zing

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

Đang cập nhật dữ liệu !