Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

Dư Hoàng Khang, 27 tuổi, đang theo học chương trình thạc sĩ ngành Quản trị truyền thông tại Ba Lan. Trước đó, chàng trai quê Sóc Trăng từng giành học bổng toàn phần từ Arqus Alliance (liên minh 9 trường đại học ở châu Âu) dành cho 9 sinh viên, tương ứng với các ngôi trường tại đây. 

Với suất học bổng này, Khang được miễn toàn bộ học phí cho chương trình thạc sĩ cùng sinh hoạt phí 1400 Euro/tháng (khoảng hơn 38 triệu đồng).

Đây là điều Khang chưa từng nghĩ tới vào 9 năm trước, khi còn loay hoay tìm con đường cho bản thân. Thành quả này đến với Khang sau một hành trình dài nỗ lực, thậm chí có tới “hàng chục lần bị từ chối ở các học bổng khác nhau”.

334202888_1677789236024297_953196461514540852_n.jpg
Dư Hoàng Khang, 27 tuổi, đang theo học chương trình thạc sĩ ngành Quản trị truyền thông tại Ba Lan. (Ảnh: NVCC)

Là học sinh chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai (Sóc Trăng), dù có sức học rất tốt nhưng Khang thừa nhận ở thời điểm đó, bản thân vẫn chưa xác định rõ mình thích gì. Được mọi người động viên, Khang đăng ký thi vào ngành có điểm chuẩn cao nhất của Trường ĐH Y Dược TPHCM là Y đa khoa.

Trúng tuyển vào trường, trong năm đầu tiên, Khang nhận thấy mình không có khao khát được trở thành bác sĩ giống như các bạn. Thậm chí, nam sinh cũng tận dụng cơ hội để đi tới các bệnh viện nhưng vẫn thấy không đam mê. 

Sau một học kỳ suy nghĩ kỹ càng, Khang quyết định chia sẻ điều này với ba mẹ. “Lúc đó, ba mẹ cho rằng tôi suy nghĩ chưa chín chắn. Thực tế trong gia đình, tôi là người đầu tiên đỗ đại học. Ba mẹ lo sợ nếu thi lại, tôi không đỗ được vào ngôi trường tốt như vậy nữa. Nhưng suy nghĩ kỹ, nếu không có đam mê, mình không thể đạt được kết quả như mong muốn, sau này cũng sẽ không đi đến đâu”.

Vì thế, mặc gia đình can ngăn, Khang vẫn quyết định thi lại. Lần này, cậu tìm hiểu kỹ càng hơn, xác định rõ thế mạnh của bản thân và con người mình muốn trở thành. Cuối cùng, Khang lựa chọn theo học ngành Kinh doanh quốc tế tại Trường ĐH Kinh tế TPHCM.

393935820_3637345053254370_3530593451591936598_n.jpg
Hoàng Khang được học tập và sinh sống ở 2-3 đất nước khác nhau trong suốt 2 năm học. (Ảnh: NVCC)

Dù vậy, Hoàng Khang vẫn luôn ấp ủ ước mơ được đi tới nhiều quốc gia trên thế giới. Để “chạm” được đến ước mơ này, từ năm thứ hai, Khang bắt đầu tìm kiếm cơ hội tham gia những trải nghiệm quốc tế.

Mùa hè năm 2018, Khang đăng ký tham gia một dự án tình nguyện quốc tế của AIESEC tại Malaysia và có 6 tuần “sống thử” tại đất nước này. Đến năm 2019, nam sinh tiếp tục thử sức và là một trong 6 sinh viên nhận được học bổng toàn phần đi trao đổi văn hoá một tuần tại Osaka và Kyoto (Nhật Bản).

Những trải nghiệm lần đầu tiên bước chân ra khỏi dải đất hình chữ S, lần đầu tiên được gặp gỡ những người bạn đến từ nhiều quốc gia trên thế giới đã thôi thúc Khang suy nghĩ về việc du học. Đó cũng là lúc nam sinh bắt đầu tự tìm hiểu một số học bổng, điều kiện đi du học ở các nước khác nhau.

Sau khi tốt nghiệp, Khang bắt tay vào việc chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển học bổng thạc sĩ, nhưng liên tục thất bại vì hồ sơ chưa đủ mạnh. Việc bị từ chối càng khiến chàng trai Việt nhen nhóm động lực phải “nâng cấp” bản thân cả về học thuật lẫn kinh nghiệm làm việc.

Khang chủ động kết nối với giảng viên từng hướng dẫn mình trong nghiên cứu khoa học ở bậc đại học, xin cô cho cơ hội được hỗ trợ và đồng hành trong các đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, Khang cũng tập trung vào công việc toàn thời gian tại một trường đại học và xây dựng fanpage chia sẻ các kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân. Hơn một năm sau, Hoàng Khang có công bố quốc tế đầu tiên với vai trò là tác giả chính.

Song song với đó, Khang tiếp tục xây dựng hồ sơ và ứng tuyển vào một số học bổng khác. Nhưng cũng giống như những lần trước, lần này 9X tiếp tục bị từ chối.

Không phủ nhận mỗi lần “trượt” học bổng, bản thân rất buồn và hoài nghi về con đường đi, nhưng Khang cũng cho rằng việc trải qua nhiều thất bại đã khiến bản thân trở nên “lì đòn”, vẫn phải tự động viên để không ngừng cố gắng.

“Thay vì đổ lỗi, tôi xác định lại mình có thể đi xa đến đâu, chiến lược như thế nào và học được gì sau mỗi lần thất bại. Có một thực tế, sau mỗi lần thất bại, tôi thấy mình có thêm kinh nghiệm và từng bước tiến xa hơn. Thay vì bị từ chối trong vòng đầu tiên, những lần sau, tôi đã nhận được cơ hội vào vòng phỏng vấn cuối cùng”.

Gần 20 lần bị từ chối cũng giúp Khang rút ra nhiều bài học. Đến năm 2023, khi có những phát triển về học thuật và khả năng nghiên cứu, cuối cùng, Khang cũng nhận được học bổng toàn phần từ Arqus Alliance (liên mình 9 trường đại học ở châu Âu) cho toàn bộ học phí và sinh hoạt phí.

Học bổng này cũng mở ra cơ hội cho chàng trai Việt được học tập và sinh sống ở 2-3 đất nước khác nhau trong suốt 2 năm học, được gặp gỡ bạn bè quốc tế cũng như tham gia nhiều hoạt động tại khối liên minh Arqus.

408964528_3670876769901198_7299554745941581783_n.jpg
Hiện tại, 9X tham gia học kỳ trao đổi tại Đại học Maynooth, Ireland (Ảnh: NVCC)

Sau 6 tháng học tập tại Đại học Wroclaw (Ba Lan), Khang có 6 tháng tham gia học kỳ trao đổi tại Đại học Padova (Ý). Hiện tại, 9X tiếp tục theo học tại Đại học Maynooth và thực tập ở Ireland.

Hành trình này cũng giúp Khang thực hiện ước mơ được khám phá thế giới. Tính đến hiện tại, Hoàng Khang đã đặt chân tới gần 20 quốc gia như Đức, Áo, Pháp, Séc, Tây Ban Nha,...

Nhìn lại hành trình 10 năm kể từ khi bước chân vào cánh cổng đại học, Hoàng Khang cho rằng việc đầu tư cho giáo dục là những khoản đầu tư dài hạn có thể khiến bạn cảm thấy bị “lỗ” ở thời gian đầu. Thế nhưng, mỗi lần bị “lỗ” đó lại là cơ hội để rút ra bài học mới và là động lực phấn đấu để không ngừng “nâng cấp” bản thân.

“Suốt 10 năm ấy, với những khoản chi cho giáo dục tôi chưa bao giờ hối hận. Đây đều là sự đầu tư khiến tôi tự hào và giúp tôi trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình”, Khang chia sẻ.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Đang cập nhật dữ liệu !