5 ‘siêu’ dự án rơi vào quên lãng của Liên Xô

Trong thời kỳ Liên Xô nhiều “siêu” dự án đã được tạo ra với quy mô mà con người khó có thể tưởng tượng. Vì nhiều lý do khác nhau, các “siêu” dự án này đã bị bỏ hoang và ngày nay chỉ còn lại những đống đổ nát.

Thời Liên Xô, sự phát triển của các công nghệ khác nhau rất được chú trọng. Điều này cũng là do thời Chiến tranh Lạnh vì chúng là cần thiết để phát triển đất nước, tăng cường sức mạnh cũng như để theo kịp các nước cạnh tranh.

Nhưng không phải dự án hoành tráng nào cũng thành hiện thực. Thậm chí có dự án phần lớn người dân còn không biết chúng có ý nghĩa gì với phòng thủ chiến lược của đất nước. Nhiều dự án hiện vẫn chưa hoàn thành và bị rơi vào quên lãng, mặc dù người dân vẫn sống gần đó.

Trạm radar Duga

Trạm radar Duga có lẽ là một trong những dự án bị bỏ hoang nổi tiếng nhất ở Liên Xô. Sự nổi tiếng của nó một phần liên quan đến thảm kịch xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

{keywords}
Có 3 trạm radar Duga thời Liên Xô: thành phố Nikolaev (Ukraine), thành phố Komsomolsk-on-Amur (Nga) và vùng Chernobyl (Ukraine). Tuy nhiên, tất cả chúng đều là những dự án bị bỏ hoang của Liên Xô và 2 trạm radar đầu tiên hiện đã bị tháo dỡ hoàn toàn.

Sau vụ tai nạn hạt nhân vào năm 1986, hoạt động của trạm radar này đã bị dừng lại. Trạm Duga còn được gọi là Chernobyl-2 là một trong những cơ sở quân sự tối mật và quan trọng nhất của Liên Xô.

Ngày nay mục đích chính xác của Duga chưa được hiểu đầy đủ, nhưng nó được cho là được sử dụng vào mục đích nghe lén quân đội Mỹ để phát hiện sớm các vụ phóng tên lửa tầm xa.

Neft Daşları

Neft Daşları là một khu định cư công nghiệp phía đông Azerbaijan, từng là mỏ dầu ngoài khơi lớn nhất thế giới. Thành phố nổi trên biển nhanh chóng mở rộng và được biết đến với cái tên “Oil Rocks”.

{keywords}
Toàn bộ thành phố “Oil Rocks” được xây dựng trên hơn 200 khối kết cấu nổi và chiều dài các con đường lên tới 350 km. Dự án vốn đã bị bỏ hoang này của Liên Xô được ghi vào sách kỷ lục Guinness với tư cách là giàn khoan ngoài khơi lâu đời nhất thế giới.

Neft Daşları được xây dựng vào năm 1949 sau khi các kỹ sư tìm thấy nguồn tài nguyên dầu khổng lồ ở độ sâu 1.000 m dưới đáy biển và đến năm 1958, toàn bộ thành phố với nhà máy điện, bệnh viện và thậm chí là một công viên cây xanh đã xuất hiện trên bản đồ của Liên Xô.

Tuy nhiên, thành phố hiện đã không còn như trước bởi hai lý do: sự sụp đổ của Liên Xô và việc phát hiện thêm nhiều mỏ dầu ở nơi khác. Lực lượng lao động giảm đáng kể, số lượng dân cư chỉ bằng một nửa ban đầu. Ngày nay, đối với chính phủ Azerbaijan, nơi đây vẫn là bí mật đáng tự hào và luôn được bảo vệ chặt chẽ.

Khu thử nghiệm Semipalatinsk (hay còn gọi là “Polygon”)

Bãi thử hạt nhân này bắt đầu được xây dựng từ năm 1947, gần như ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Các vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên của Liên Xô diễn ra vào năm 1949 và 20 năm sau, vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất đầu tiên của Nga được thực hiện tại đây.

Địa điểm của khu thử nghiệm Semipalatinsk nằm ở Kazakhstan. Từ năm 1990 trở về trước, Semipalatinsk (nay gọi là Semey) là một trong những thành phố cấm (hay thành phố không tên trên bản đồ) của Liên Xô và chỉ có những quan chức lãnh đạo cấp cao nhất mới biết rõ những gì diễn ra bên trong những nơi tuyệt mật này.

{keywords}
Tổng diện tích của bãi thử Semipalatinsk là 304.000 km2. Trước khi dự án này của Liên Xô bị bỏ dở đã có 473 vụ nổ hạt nhân được thực hiện tại đây.

Tuy nhiên, đến năm 1991, dự án hoành tráng này của Liên Xô bị bỏ dở. Những hố sâu chứa đầy nước nhiễm độc là chứng tích của những vụ thử nghiệm. Tỷ lệ những bệnh nhân ung thư ở khu vực Polygon tăng vọt sau vài năm diễn ra những đợt thử nghiệm hạt nhân đầu tiên.

Khu phức hợp “Proton”

Dự án bị bỏ rơi của Liên Xô là khu phức hợp lưu trữ máy gia tốc, bao gồm một máy gia tốc trên nam châm siêu dẫn. Máy gia tốc được phát triển vào năm 1983 tại Viện Vật lý Năng lượng Cao Proton ở Protvino (Nga).

{keywords}
Việc chế tạo máy gia tốc đã hoàn toàn bị dừng lại. Ngày nay dự án chưa hoàn thành của Liên Xô đang được chính phủ Nga bí mật bảo vệ.

Trong vòng 11 năm, các nhà nghiên cứu đã tìm cách đặt máy gia tốc, chiều dài của nó lên tới hơn 20 km. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí và Liên Xô sụp đổ, khu phức hợp Proton vẫn là một dự án bị bỏ hoang thời kỳ đó.

Căn cứ tàu ngầm bí mật của Liên Xô tại Crimea

Một dự án bị bỏ hoang khác của Liên Xô là căn cứ tàu ngầm. Nơi này được chỉ định trong các tài liệu bí mật với tên chính thức là “Cơ sở 825 GTS”.

Căn cứ được xây dựng vào năm 1961 nằm gần thành phố Balaklava, thuộc bán đảo Crimea. Khi Thế chiến thứ 2 kết thúc, Chiến tranh Lạnh bắt đầu, 2 cường quốc Liên Xô và Mỹ mỗi bên đều xây dựng cho mình những căn cứ quân sự chứa vũ khí hạt nhân, đồng thời làm nơi trú ẩn nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra.

{keywords}
Căn cứ tàu ngầm có diện tích hơn 5.000 m2, có tiệm bánh, một phòng tập thể dục và một bệnh viện. Nếu cần thiết, 9 tàu ngầm nhỏ hoặc trung bình có thể trú ẩn trên lãnh thổ của căn cứ. Dự án bỏ hoang này của Liên Xô có thể chứa được khoảng 3 nghìn người.

Trong khoảng thời gian 10 năm, sau khi đóng cửa vào năm 1993 căn cứ đã bị cướp phá. Ngày nay căn cứ này được tu sửa, xây dựng thành bảo tàng và là địa điểm thu hút khách du lịch trên bán đảo.

Chuyên gia dự đoán cuộc khủng hoảng khí đốt ở Châu Âu vào mùa đông

Chuyên gia dự đoán cuộc khủng hoảng khí đốt ở Châu Âu vào mùa đông

Daily Express đưa tin, các chuyên gia lo ngại tình trạng thiếu khí đốt ở châu Âu trong bối cảnh nguồn cung giảm và giá cả ngày càng tăng. 

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !