5 Lực lượng Không quân mạnh nhất thế giới đến năm 2030
![]() |
Phi công tiêm kích Su-30 của Không quân - Vũ trụ Nga |
Trong danh sách này gồm có các cường quốc với Lực lượng Không quân hùng mạnh như Nga, Mỹ và Anh. Các lực lượng này trước hết có thể tác chiến trong mọi kịch bản xung đột khác nhau, từ việc tiến hành các chiến dịch không kích chống một loại mục tiêu nào đó cho đến tiến hành các kế hoạch tác chiến quy mô lớn.
Các cường quốc trên đang sở hữu lực lượng không quân có quy mô lớn nhất, hiện đại nhất và có thể nhanh chóng phản ứng với mọi biến động để đảm bảoan ninh quốc gia của mình.
Trong bản danh sách này, cái tên mới xuất hiện là Lực lượng Không quân Trung Quốc. Trung Quốc đang tiếp tục tăng cường mạnh mẽ lực lượng không quân của mình để có lực lượng tương xứng với tiềm lực của một cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới.
![]() |
Tiêm kích F-35 của Không quân Mỹ |
Theo National Interest, đến năm 2030, Không quân Mỹ sẽ là lực lượng không quân mạnh nhất thế giới. Tính đến thời điểm đó, Không quân Mỹ sẽ vẫn sở hữu 187 máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 5 F-22 Raptor, 178 “đại bàng vàng”- tiêm kích thế hệ 4 F-15C có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Máy bay này sẽ được hoàn thiện tối đa hệ thống radar và hệ thống cảm biến hồng ngoại.
Ngoài ra, trong biên chế của Lực lượng Không quân Mỹ sẽ sở hữu khoảng 1.800 máy bay tiêm kích-cường kích thế hệ 5 F-35 để thay thế cho các tiêm kích hạng nhẹ F-16C và máy bay cường kích A-10 Thunderbolt. Ngoài ra, Không quân Mỹ cũng sẽ sở hữu thêm các máy bay tiếp dầu Boeing KC-46 và máy bay ném bom B-21.
![]() |
Tiêm kích đa năng Sukhoi T-50 PAK FA của Không quân Nga |
Đối với Nga, trước năm 2030 Nga có thể sẽ vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay nên Lực lượng Không quân Nga sẽ có quy mô và tiềm lực thứ hai thế giới, sau Mỹ.
Hai thiết kế mới nhất của Nga sẽ là máy bay tiêm kích thế hệ 5 PAK FA (T-50) và máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa PAK DA. Nga sẽ không thể mãi dựa vào các máy bay tiêm kích MiG-29, cũng như Su-27/30/34. Máy bay T-50 sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh mới của F-22 của Mỹ. PAK DA sẽ là loại máy bay thay thế cho máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa – “Thiên Nga trắng” Tu-160 và máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược Tu-22M.
![]() |
Dàn tiêm kích J-10 của Không quân Trung Quốc |
Không quân Trung Quốc, theo National Interest, cũng sẽ tiến dần đến mức độ hoàn thiện. Mặc dù số lượng máy bay sẽ giảm xuống nhưng chất lượng sẽ được gia tăng.
Đến năm 2030, trong biên chế của Không quân Trung Quốc sẽ có các máy bay tiêm kích Su-30, J-11, J-10 và J-15. Tuy nhiên, Không quân Trung Quốc sẽ phải cố gắng nhiều để có thể đuổi kịp các quốc gia khác trong việc thiết kế máy bay tiêm kích thế hệ 5, cụ thể là các máy bay J-20 và J-31.
Ngoài ra, trong biên chế Không quân Trung Quốc đến năm 2030 sẽ có thêm Y-20- máy bay vận tải quân sự hạng nặng do Trung Quốc tự thiết kế. Trung Quốc cũng sẽ tăng cường số lượng các máy bay tiếp dầu, phát triển sản suất các thiết bị không quân khác dùng cho mục đích trinh sát.
![]() |
Tiêm kích F-15 của Không quân Israel |
Đứng thứ tư trong bản danh sách này là Lực lượng Không quân Israel. Hiện trong biên chế của lực lượng này có 58 máy bay tiêm kích F-15A và F-15C, 25 máy bay tiêm kích F-15I và 312 F-16. Theo National Interest, Không quân Israel sau một vài năm tới sẽ trở thành lực lượng không quân hùng mạnh nhất khu vực Trung Đông.
Mặc dù vậy, để đạt được mục đích này, Israel cần phải tiến hành cải cách mạnh mẽ vì hiện nhiều máy bay của Không quân Israel đã có tuổi đời khoảng 40 năm.
F-15C hiện đang là máy bay không thể thay thế của Israel vì Mỹ đã dừng sản xuất F-22 từ năm 2011. Do đó, Israel sẽ phải tiếp tục sử dụng F-15C trong một thời gian dài nữa hoặc sẽ phải mua thêm máy bay thế hệ 5 F-35.
![]() |
Tiêm kích châu Âu/NATO Typhoon |
Không quân Anh đến năm 2030, theo National Interest, sẽ phát triển mạnh mẽ. Không quân Anh sẽ sở hữu khoảng 160 máy bay tiêm kích đa năng hiện đại Eurofighter Typhoon được trang bị các loại bom không quân có điều khiển được dẫn đường bằng lazer Paveway.
Ngoài ra, đến năm 2030, Không quân Anh sẽ được biên chế thêm các máy bay tác chiến không người lái. Sẽ có khoảng 138 máy bay F-35B do Mỹ sản xuất được trang bị để thay thế cho các máy bay tác chiến phản lực Panavia Tornado.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn từ Tạp chí Tạp chí Mỹ National Interest.