5 hiểu lầm của cha mẹ khi trẻ bị sốt dẫn tới chăm sóc sai
Sốt là một triệu chứng bệnh thông thường, khi trẻ bị bệnh thì hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được kích thích.
Tuy nhiên, có nhiều hiểu lầm trong việc xử lý cơn sốt cho trẻ, nếu cha mẹ phạm phải lỗi này sẽ có thể làm cho tình trạng của trẻ thêm nghiêm trọng.
Hiểu lầm đầu tiên: Trẻ sốt nhẹ cho thấy vấn đề không nghiêm trọng
Mức độ sốt của trẻ không tỷ lệ thuận với mức độ nặng nhẹ của bệnh, vì mức độ sốt không giống nhau đối với các bệnh khác nhau.
Ví dụ, một khi trẻ 3 tháng tuổi bị sốt nhẹ không có nghĩa là tình trạng của trẻ không nghiêm trọng, và trẻ thường bị viêm phế quản hoặc viêm phổi.
Trẻ dưới 6 tháng cần đặc biệt chú ý khi bị sốt, trẻ trên 6 tháng sốt trở thành triệu chứng thường gặp.
Hiểu lầm thứ hai: Trẻ bị sốt không được ăn đồ lạnh
Trẻ bị cảm, sốt không được ăn đồ lạnh vì sẽ dẫn đến bệnh nặng thêm, đây là quan niệm đã ăn sâu vào nếp nghĩ của các bậc cha mẹ.
Nhưng trên thực tế quan niệm này là sai lầm. Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo rằng trẻ em trên 3 tuổi có thể ăn kem que để hạ nhiệt khi bị sốt và đau họng.
Hiểu lầm thứ ba: Trẻ em nên mặc thêm quần áo khi sốt
Sốt của trẻ em khác với người lớn, người lớn có thể ra mồ hôi khi mặc nhiều quần áo hơn, nhưng diện tích bề mặt cơ thể của trẻ tương đối nhỏ, khả năng tản nhiệt qua bề mặt cơ thể tương đối yếu.
Nếu bạn cho trẻ mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến trẻ càng ngày càng nóng, vì vậy khi sốt không nên cho trẻ mặc thêm quần áo mà nên mặc ít quần áo hơn và cho trẻ uống nhiều nước để trẻ giải nhiệt tốt hơn.
Hiểu lầm thứ 4: Trẻ bị sốt cần được uống thuốc ngay
Trẻ bị sốt không có nghĩa là xấu, sốt tức là hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ bắt đầu hoạt động nên không nhất thiết cứ sốt là cần hạ nhiệt ngay cho trẻ.
Nói chung, trẻ trên 6 tháng tuổi, trừ khi trẻ rất khó chịu và bứt rứt, hoặc nhiệt độ vượt quá 38,5 độ C, hãy cân nhắc cho trẻ uống thuốc hạ sốt.
Tất nhiên, nếu trẻ sốt cao thì việc uống thuốc hạ sốt sớm là rất cần thiết.
Hiểu lầm 5: Trẻ bị sốt nửa đêm phải thức dậy uống thuốc
Trẻ sẽ khỏi bệnh vài ngày nên sốt cũng dao động theo từng thời điểm.
Ví dụ, sốt giảm sau khi trẻ được uống thuốc, và nhiệt độ tăng trở lại sau vài giờ tác dụng của thuốc, có nghĩa là trẻ cũng có thể bị sốt khi ngủ vào ban đêm.
Nhiều bậc cha mẹ không dám ngủ đêm khi con sốt, cứ sờ trán con, liên tục đo nhiệt độ cho con bằng nhiệt kế.
Khi phát hiện nhiệt độ vượt quá 38,5 độ C mà trẻ đang ngủ, nhiều bậc cha mẹ sẽ lo lắng, kéo trẻ dậy, cho trẻ uống thuốc hạ sốt rồi mới cho trẻ ngủ.
Thế nhưng phương pháp này cũng sai, đối với đứa trẻ, chỉ cần trẻ có thể ngủ được, nghĩa là thể chất của trẻ tốt, không cảm thấy khó chịu. Giấc ngủ cũng giúp trẻ hồi phục tốt hơn, chúng ta đánh thức trẻ có thể khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ.
Sốt là một triệu chứng rất phổ biến ở trẻ em, hãy học cách xử lý đúng cách để tránh trẻ bị nặng hơn.
Hạ Thảo
10 điều 'cấm kỵ' khi nuôi dạy con dưới 1 tuổi, đáng tiếc là rất nhiều bố mẹ mắc phải!
Trẻ sơ sinh không biết nói, mọi nhu cầu của trẻ đều phụ thuộc vào cha mẹ, nếu cha mẹ không chăm sóc bé đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ, nhất là 10 điều dưới đây cần phải lưu ý.